Theo dược liệu cổ: ĐÀO NHÂN có Vị ngọt, đắng, tính bình (Trung Dược học) Quy kinh: Tâm, Can, Tiểu đường (Trung Dược học) Công năng: Hoạt huyết, trừ đàm, nhuận tràng, thông đại tiện. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Đào Nhân, Đào, Co tào (Thái), Mạy phăng (Tày), Kén má cai, Phiếu kiào (Dao)
- Tên khoa học: Prunus persica (L.) Batsch
- Họ: họ Hoa hồng (Rosaceae).
2. Mô tả Cây
- Cây nhỏ, cao 3-4m, thân nhẵn, thường có chất nhầy đùn ra gọi là nhựa đào. Lá đơn, thuôn dài có cuống ngắn, mọc so le, phiến lá dài 5 – 8cm, rộng 1 – 1,5cnl, mép lá có răng cưa nhọn, khi vò có mùi Hạnh nhân. Hoa đơn độc, màu hồng nhạt, 5 cánh, nhiều nhụy, quả hạch hình cầu, đầu nhọn có một ngấn lõm vào chạy dọc theo quả, vỏ ngoài có lông rất mịn. Lúc non màu xanh nhạt, khi chín lốm đốm đốm.
- Đào nhân: Hạt hình trứng dẹt, dài 1,2 – 1,8 cm, rộng 0,8 – 1,2 cm, dày 0,2 – 0,4 cm. Mặt ngoài có màu nâu vàng đến nâu đỏ, có những nốt sần nhỏ nhô lên. Một đầu nhọn, một đầu tròn, phần giữa phình to, hơi lệch, bờ cạnh tương đối mỏng.
- Đầu nhọn có rốn hình tuyến ngắn. Đầu tròn có màu hơi thẫm, có hợp điểm không rõ, từ hợp điểm toả ra nhiều bó mạch dọc. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng, nhiều chất dầu. Mùi nhẹ, vị béo, hơi đắng.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, nhất là Lạng Sơn, Sapa, Nghĩa lộ miền Bắc Việt Nam.
- Cây đào có nguồn gốc ở Trung Quốc, sau được đem trồng ở nhiều nước khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Mianma… ở các nước vùng Đông Nam Á, đào chỉ trồng được ở vùng núi cao.
- Ở Việt Nam, đào là cây trồng cổ xưa, có nhiều ở các vùng núi cao từ 800 đến 1600m như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái (vùng Nghĩa Lộ cũ) và Sơn La…
Thu hoạch
- Hạt thu hoạch vào mùa thu, đập vỡ vỏ lấy nhân gọi là Đào nhân. Phơi khô. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.
Bộ phận dùng
- Nhân hạt đã phơi khô lấy từ quả chín của cây Đào. Lá và hoa cũng thường được dùng.
Chế biến
- Đào nhân: Hạt đã loại bỏ tạp chất, khi dùng giã nát.
- Đàn đào nhân: Lấy đào nhân sạch, loại bỏ tạp chất, cho vào nồi nước sôi, đun đến lúc vỏ ngoài hơi nhăn lại thì vớt ra, ngâm vào nước lạnh, bóc vỏ ngoài, phơi khô, khi dùng giã nát.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Carbohydrat
- Trong cây bấc có tinh dầu. Thành phần tinh dầu gồm linalool, undecan-2-on, tridecan-2-on, 1,2 – dihydro, 1,5,8 trimethylnaphtalen, α-ionon, ß-ionon, ß-bisabolen, 6,10,14-trunenthyl penladecan 2-on, α-cypcron, effusol, juncusol. Người ta cũng tách được 9 hợp chất 9 – 1 0 dihydro phenanthren, trong dó có 7 hợp chất có tính chất độc với tế bào.
B. Tác dụng dược lý
- Dầu béo (50%), amygdalin (3,5%), tinh dầu (0,5%), emunsin.
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính bình (Trung Dược học)
- Quy kinh: Tâm, Can, Tiểu đường (Trung Dược học)
Công Dụng
- Công năng: Hoạt huyết, trừ đàm, nhuận tràng, thông đại tiện
- Công dụng: Kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, hòn cục bĩ khối, sưng đau do sang chấn, táo bón.
Lưu Ý
- Kiêng kỵ: Người thể hư, trúng hàn, tiểu tiện không kìm được không nên dùng.
Liều dùng
- Không dùng cho phụ nữ có thai.
- Chứng kinh bế, sinh xong đau bụng do huyết hư, táo bón do tân dịch: Không dùng
- Chứng huyết táo, hư: Thận trọng khi cùng
Bài thuốc sử dụng
1. Chữa bệnh phụ khoa:
- Đào nhân, Đương qui đều 10g, Hồng hoa, Tam lăng đều 5g, sắc nước uống trị chứng kinh bế do huyết ứ.
- Sinh hóa thang (Cảnh nhạc toàn thư): Đương qui 32g, Đào nhân 12g, Xuyên khung 12g, Chích thảo 2g, Bào khương 2g, sắc nước uống hoặc ho thêm ít rượu sắc uống. Trị chứng sau sinh đau bụng do huyết ứ. Bài thuốc còn có tác dụng tăng sữa cho người mẹ.
- Đào hồng tứ vật thang (Y tông kim giám): Đương qui 12g, Sanh địa 16g, Xích thược 12g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 12g, Hồng hoa 8g, sắc nước chia 2 lần uống. Trị rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, đau kinh do huyết ứ.
2. Chữa táo bón:
- Nhuận tràng hoàn: Hạnh nhân, Đào nhân, Hỏa ma nhân, Đương qui đều 10g, Sanh địa 15g, Chỉ xác 10g, tán bột mịn luyện mạt làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc sắc uống.
- Ngũ nhân hoàn (Thế y đắc hiệu phương): Đào nhân 20g, Hạnh nhân 12g, Bá tử nhân 12g, Tùng tử nhân 4g, Uất lý nhân 1g, Trần bì 8g, Mật làm hoàn, mỗi lần uống 4 – 8g. Trị chứng táo bón ở người già, phụ nữ sau sinh.
3. Chữa viêm tắc động mạch:
- Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui, Đan sâm, Xuyên khung, Xích thược, Ngưu tất, Kim ngân hoa, Huyền sâm đều 10g, Địa miết trùng, Tam lăng, Nga truật đều 6g, Địa long 10g, Thủy điệt, Manh trùng, Sanh cam thảo đều 3g sắc uống.
4. Chữa lở loét, sưng bỏng:
- Dùng một ít Đào nhân nghiền nát rồi đem đắp vào vị trí bị lở loét và sưng đau mỗi ngày.
5. Chữa các vết thương do té ngã, bị đánh đập:
- Dùng Đào nhân, Kinh giới, Đại hoàng, Đương uy mỗi vị 12 gram; Giá trùng, Xuyên khung, Quế tấm mỗi vị 6 gram cùng với 4 gram Cam thảo và 8 gram Bồ hoàng.
- Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước đồng tiện để dùng.
6. Chữa sốt rét:
- Dùng 100 hạt Đào nhân đã tách bỏ vỏ, cho thêm một ít sữa tươi, rồi nghiền nát thành cao. Thêm 12 gram Hoàng đơn vào hỗn hợp trên rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng, dùng mỗi lần 3 viên cùng với nước nóng.
7. Chữa đau tim đột ngột:
- Dùng 7 hạt Đào nhân tách bỏ vỏ, nghiên nát thành vụn rồi sắc cùng với một chén nước để uống.
8. Chữa phong, mang lại một làn da mịn màng:
- Dùng 5 chén Đào nhân, tách bỏ vỏ, ngâm cùng với một lượng nước cơm gạo nếp, nghiền nát rồi vắt lấy phần nước. Đem phần nước vắt được đem chưng nóng, sử dụng dung dịch trên để rửa mặt mỗi ngày.
9. Chữa phong lao, sưng đau bụng dưới hoặc thắt lưng:
- Dùng một lượng Đào nhân đã bỏ vỏ, rồi đem rang đen, sau đó nghiền nát thành cao. Dùng một ít rượu trộn đều để uống cho cơ thể thoát mồ hôi.
10. Chữa chứng hoang tưởng:
- Dùng một lượng Đào nhân vừa đủ, đem rang vàng rồi tách bỏ vỏ và đầu nhọn. Đem lượng Đào nhân vừa chế biến được sắc cùng với nước Đồng tiện để uống.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Namx