Các dấu ấn phát triển nhận thức của bé 0-1 tuổi cho thấy những bước tiến vượt bậc của bé trong năm đầu đời. Đây là thời điểm bé chủ động tiếp nhận thông và học hỏi về thế giới xung quanh, cũng như chính bản thân bé.
Những dấu ấn phát triển nhận thức của bé 0-1 tuổi
1. Bé 0-3 tháng tuổi
Ba tháng đầu được coi là giai đoạn của những kỳ tích trong sự phát triển của bé. Bé sẽ khám phá được những cảm giác căn bản và học hỏi về cơ thể và thế giới xung quanh. Trong giai đoạn này, hầu hết các bé sẽ bắt đầu:
- Nhìn được đồ vật rõ ràng ở khoảng cách 30 cm.
- Tập trung vào những vật chuyển động và khuôn mặt của người thân.
- Phân biệt được chua, cay, mặn, ngọt.
- Nhận ra các âm vực và độ cao của âm thanh.
- Nhìn được tất cả các màu.
- Phản ứng lại với môi trường xung quanh bằng biểu cảm khuôn mặt.
- Thể hiện hành vi mang tính dự đoán, như hào hứng và mút khi nhìn thấy ti hoặc bình sữa.
2. Bé 3-6 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, nhận thức của trẻ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhiều. Hầu hết các bé sẽ có thể:
- Nhận ra các khuôn mặt thân quen.
- Đáp lại biểu cảm của người khác.
- Nhận ra và có phản ứng với những âm thanh quen thuộc.
- Bắt đầu bắt chước biểu cảm của người khác.
3. Bé 6-9 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu:
- Hiểu được sự khác biệt giữa những vật vô tri và những vật có sức sống.
- Nhận ra sự khác nhau giữa những bức tranh có số lượng đồ vật khác nhau.
- Áng chừng khoảng cách của vật đó, dựa vào kích thước tương đối của vật đó.
- Nhìn tập trung vào những món đồ “kỳ lạ” như đồ lơ lửng trên không trung.
4. Bé 9-12 tháng tuổi
Khi khả năng vận động phát triển, bé sẽ dần khám phá sâu sắc hơn về thế giới xung quanh. Hầu hết các bé sẽ có thể:
- Hiểu được khái niệm “hằng định đối tượng”, tức là một vật vẫn tồn tại dù mình không nhìn thấy.
- Bắt chước cử chỉ và một vài hành động cơ bản.
- Phản ứng với cử chỉ và âm thanh.
- Thích nhìn sách nhiều hình.
- Tác động vào đồ vật bằng cách lật lên hay để vật nọ lên vật kia.
Bố mẹ hãy lưu tâm đến những mốc phát triển này để tạo cơ hội và cổ vũ bé khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn nhé!
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily