Site icon Medplus.vn

Đậu bắp: Tên gọi, lợi ích, nghiên cứu xác thực và cách dùng

- Medplus

Đậu bắp là một thành viên của họ Malvaceae. Nó cùng gốc với các loại khác thuộc họ ‘cẩm quỳ’ như bông, ca cao và dâm bụt. Loại quả dài, đôi khi có rãnh và nhẵn mịn này còn được gọi là ‘lady fingers’ (ngón tay phụ nữ) ở các nước khác. Nhưng ở Mỹ nó được biết đến với tên gọi đơn giản là đậu bắp.

Đậu bắp: Tên gọi, lợi ích, nghiên cứu xác thực và cách dùng

Đậu bắp tươi

Khái quát

Nhiều nguồn thông tin cùng xoay quanh nguồn gốc của đậu bắp. Một số người tin nó đến từ Ethiopia. Nơi được xem như vùng đất đệm để nhân rộng vùng trồng giống cây này khắp Tây Phi và đến các vùng trung tâm của lục địa trong cuộc di cư Bantu khoảng 4000 năm trước.

Những người khác cho biết nó có thể đã bắt đầu được mang đi khắp ở Nam Á, hoặc thậm chí có thể là từ Ấn Độ, nó được đưa đến Brazil vào đầu những năm 1500. Nhưng có một điều vẫn đúng đối với tất cả những ai viết nên lịch sử của nó: cà bắp xuất hiện ở Mỹ vào đầu những năm 1700 với hoạt động buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương.

Đậu bắp được nhắc đến trong các ghi chép lịch sử của Ai Cập và Moors vào thế kỉ 12 và 13. Ngày nay, nó đặc biệt nổi tiếng ở miền Nam Hoa Kỳ và các món ăn có nó cũng vậy. Nó có kết cấu ‘nhầy’ hoặc nhớt và không chỉ ngon khi chiên, mà còn tạo độ sệt cho nhiều món Cajun và Creole, bao gồm cả Gumbo, một món hầm có cách nấu đặc biệt khó và được yêu thích ở miền Nam.

Đậu bắp phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu nhiệt đới đến ôn đới trên khắp thế giới hiện nay. Trong y học cổ truyền, nó được sử dụng để điều trị viêm họng, viêm màng nhầy, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa khác, cũng như chữa đau đầu và sốt.

Lợi ích tuyệt vời

Đậu bắp là một loại rau tuyệt vời cho những ai đang theo dõi cân nặng. Vì nó cực kỳ ít calo và không chứa cholesterol hoặc chất béo. 1 Đậu bắp thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho những người theo chế độ ăn kiêng giảm cân hoặc ít cholesterol.

Đồng thời, nó rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, cũng như là một trong những nguồn thực vật tốt nhất chứa các chất chống oxy hóa lutein, xanthin và beta-carotene. Đây là những chất đặc biệt cho các đặc tính chống oxy hóa của chúng và cho sức khỏe của mắt.

Đậu bắp cũng giàu vitamin A, E và C, đặc biệt có lợi cho sức khỏe của da và màng nhầy của chúng ta. Đồng thời, nó là chất chống oxy hóa có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh tật và lão hóa. Các chất này giúp thanh lọc máu, giảm mụn trứng cá và các bệnh ngoài da khác do các tạp chất trong máu gây ra.

Cà bắp cũng là một nguồn giàu các hợp chất B-complex, folate, flavonoid, protein và vitamin K. 2 Folate mang lại những lợi ích tuyệt vời trong quá trình mang thai cho cả mẹ và con. Nó làm tăng mật độ của xương, giúp xương chắc và khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương. Vitamin K đặc biệt cần thiết để giúp máu tăng lưu lượng.

Loại rau tuyệt vời này cũng chứa các khoáng chất canxi, đồng, phốt pho, magiê, sắt, selen và kẽm. Do có nguồn chất xơ dồi dào nên cà bắp có khả năng giúp kiểm soát tốc độ hấp thụ đường và cholesterol trong cơ thể. Đây là một tin vui cho những ai mắc bệnh tiểu đườngcholesterol cao.

Tiêu chảy là một trong những tình trạng sức khỏe khó chịu nhất chúng ta có thể mắc phải. Nó khiến cơ thể mất đi một lượng lớn nước và các khoáng chất cần thiết. Nước ép đậu bắp được sử dụng trong điều trị tiêu chảy và nó cũng giúp bồi bổ cơ thể.

Cà bắp chứa các loại chất xơ hòa tan. Nó có thể giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu, cũng giúp giảm táo bón. Chất này hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Hàm lượng chất xơ trong đậu bắp cuốn theo các chất độc và giúp giảm nhu động ruột.

Sinh tố đậu bắp

Nghiên cứu thú vị

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Cát Lâm của Trường Y khoa Cát Lâm ở Trung Quốc, đậu bắp đã được báo cáo là hỗ trợ rất nhiều trong việc giảm tình trạng nhiễm trùng thần kinh do tiểu đường. 3 Vì nó chứa các chất có đặc tính giống như insulin. Cũng nghiên cứu này cho biết, việc ăn đậu bắp thường xuyên cũng làm giảm khả năng mắc bệnh thận tốt hơn “chế độ ăn kiêng dành cho bệnh nhân tiểu đường”.

Ở những bệnh nhân tiểu đường có mắc bệnh thận và tim, cà bắp được chứng minh là đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc cả hai bệnh này.

Công thức nước ép và sinh tố đậu bắp

Thành phần

2 củ cà rốt

2 quả táo

1 chén đậu bắp (cắt lát)

1 lát gừng tươi

Tùy chọn: thêm loại sữa bạn yêu thích như hạnh nhân, yến mạch, dừa hoặc sữa

Để bổ sung dinh dưỡng: thêm 2 đến 3 lá màu xanh lá cây bạn yêu thích như rau bina non, rau cải thìa, rau củ cải đường hoặc cỏ lúa mì, cùng một vài loại hạt bạn yêu thích.

Hướng dẫn

Bước 1:

Thu thập các thành phần.

Bước 2:

Cho các nguyên liệu vào máy ép trái cây hoặc đơn giản là trộn mọi thứ với nhau thật nhuyễn mịn trong máy xay sinh tố.

Bước 3:

Hãy nhớ uống nước ép cà bắp tươi hoặc sinh tố đậu bắp của bạn ngay khi bạn có thể để thưởng thức hương vị tốt nhất và đảm bảo nhận được giá trị dinh dưỡng tối đa.

Giá trị dinh dưỡng

Khẩu phần: 1 đến 2
Mỗi phần nước ép và sinh tố đậu bắp chứa
Lượng calo 221
% Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày *
Tổng chất béo 1 g 1%
Chất béo bão hòa 0 g 1%
Cholesterol 0 mg 0%
Natri 97 mg 4%
Tổng Carbohydrate 55 g 20%
Chất xơ 12 g 41%
Chất đạm 4 g
Canxi 113 mg 9%
* % Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày (DV) cho bạn biết lượng dưỡng chất trong khẩu phần thực phẩm đóng góp vào chế độ ăn uống hàng ngày. Mức 2.000 calo được sử dụng để tư vấn dinh dưỡng.

Thông tin ở đây chỉ mang tính ước lượng. Kết quả chúng tôi nhận được dựa trên nguồn dữ liệu có sẵn của máy tính dinh dưỡng trực tuyến. Vì vậy nó không thể thay thế lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng uy tín. Bạn nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định dùng đồ uống đậu bắp.

Giá trị dinh dưỡng của mỗi người cần cung cấp một ngày có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và công việc.

Nước ép đậu bắp

Kết luận

Là một loại rau, đậu bắp chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết, giúp cơ thể chống các bệnh tật và cải thiện khả năng miễn dịch. Do có nhiều tính năng đặc trưng, ​​nó là một trong những loại rau hàng đầu nên được tiêu thụ thường xuyên. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu dùng cà bắp để có một cuộc sống khỏe mạnh.

Chúng tôi đã gửi đến bạn lợi ích sức khỏe của đậu bắp và cách làm đồ uống. Bạn có điều gì muốn trình bày không? Bạn hoàn toàn có thể cho chúng tôi biết. Bạn đã dùng đậu bắp để nấu món gì? Bạn thích món đậu bắp luộc chấm chao, canh chua hay đậu bắp xào giá không? Vì sao thích vì sao không? Khả năng và kinh nghiệm nấu nướng của bạn có thể giúp ích cho nhiều người.

Nếu bạn thích bài viết hãy để lại bình luận và nhanh tay chia sẻ bài viết. Chúng tôi rất vui nếu nhận được những ý ý kiến đóng góp của các bạn. Mọi thông tin bạn cung cấp chúng tôi chỉ dành để phát triển chuyên mục sổ tay ẩm thực.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: The Spruce Eats

Tài liệu tham khảo:

  1. US Department of Agriculture. FoodData Central. Okra. Updated April 1, 2019.
  2. US Department of Agriculture. FoodData Central. Okra, raw. Updated April 1, 2019.
  3. Liu K, Wang L, Zhang Y. The clinical research of Okra in treatment of diabetic nephropathy. Jilin Medical Journal. 2005.
Exit mobile version