Đau dữ dội ở vùng bụng trên có thể do viêm loét dạ dày. Đau bụng dưới bên phải là triệu chứng viêm ruột thừa… Bài viết từ đội ngũ Medplus dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin đầy đủ như nguyên nhân, triệu chứng, chuẩn đoán, cách điều trị và những lưu ý cần biết khi bị đau vùng quanh rốn.
Thông tin chung về triệu chứng đau bụng
Đau bụng , đau bụng dưới rốn là gì?
Đau bụng có thể là cơn đau râm ran, cảm giác nóng rát, hoặc cơn đau nhói, dữ dội ở vị trí trên và giữa vùng bụng. Đây là một trong những than phiền thường gặp nhất. Khi đau, người ta thường cho rằng do bao tử gây ra. Nhưng cơn đau này có thể do bất kỳ cơ quan nào ở vùng bụng gây ra như ruột thừa, túi mật, tuyến tụy, thận hoặc ruột non.
Phân loại
Đau bụng là một biểu hiện, dấu hiện do bệnh gây nên.
Việc xác định tình trạng đau bụng hay đau dưới rốn phụ thuộc vào vị trí đau của mỗi người:
- Đau bụng trên
- Đau bụng dưới
- Đau bụng cấp
- Đau bụng mãn (từng đợt hoặc đợt cấp)
- Đau bụng tiến triển
Con đường lây lan và truyền nhiễm
Hiện chưa có thông tin về các yếu tố gây lây lan và truyền nhiễm của người bị đau bụng
Đối tượng có thể bị đau bụng hoặc đau dưới rốn là ai?
Tình trạng này thường gặp nhất là ở những người đang gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, những người đang mắc bệnh về dạ dày, chứng khó tiêu, đang mang thai, … cũng sẽ dễ xuất hiện biểu hiện bị đau ở vùng bụng.
Mức độ nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời
Đau bụng là một triệu chứng phổ biến và có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý, cả bệnh nội khoa lẫn ngoại khoa. Do đó, khi bạn bị đau dữ dội, tăng dần theo thời gian kèm theo các triệu chứng khác như sốt, tiêu chảy, ói, trướng bụng, tiểu buốt, xuất huyết âm đạo… thì nên đi khám bác sĩ ngay để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và hướng xử trí. Sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn bị đau bụng cấp do các bệnh ngoại khoa cần phẫu thuật như viêm ruột thừa, thủng ruột, tắc ruột… Nếu không kịp xử lý kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa
Triệu chứng và biểu hiện khi đau bụng dưới rốn
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau bụng, mức độ nghiêm trọng các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể dao động từ nhẹ đến nặng.
Nếu bạn cảm thấy đau bụng rất nhiều hoặc nếu có kèm theo các triệu chứng sau, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị thích hợp. Các biểu hiện nghiêm trọng hơn bình thường bao gồm:
- Bị sốt
- Trong vòng 2 ngoài không đi ngoài được
- Có dấu hiệu mất nước, môi khô
- Không thể đi tiểu. Đặt biệt nếu có kèm theo nôn
- Đi tiểu thường xuyên và kèm theo cảm giác đau
- Bụng có dấu hiệu nhạy cảm khi chạm vào
- Bị đau khi có chấn thường ở vùng bụng
- Tình trạng đau kéo dài hơn vài giờ
Bởi vì những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nên cơn đau cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Một số biểu hiện nghiêm trọng cần phải đi cấp cứu ngay khi bị đau bụng bao gồm:
- Nôn ra máu
- Đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen
- Đau đi kèm với khó thở
- Đau xảy ra trong giai đoạn thai kỳ ở phụ nữ
Các biểu hiện khi đau bụng
Biểu hiện bên trong cơ thể
Hầu hết các biểu hiện khi bị đau bụng bên trong cơ thể tương tự như triệu chứng khi bị đau bụng.
Biểu hiện bên ngoài của bệnh
Người bị đau ở vùng bụng thường có cảm giác đau âm ỉ ở bên trong và chưa có thông tin vầ dấu hiệu biểu hiện bên ngoài cơ thể.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Nguyên nhân gây nên đau bụng dưới rốn
Lưu ý: Nhiều nguyên nhân gây đau bụng nhận thức được không đến từ các vị trí của phận bụng.
Khi đau bụng, người ta thường cho rằng do bao tử gây ra. Nhưng cơn đau này có thể do bất kỳ cơ quan nào ở vùng bụng gây ra như ruột thừa, túi mật, tuyến tụy, thận hoặc ruột non.
- Loét dạ dày là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của đau bụng. Loét dạ dày là tình trạng xuất hiện các vết loét hoặc tổn thương tại lớp lót của dạ dày và vùng phía dưới dạ dày, tại vùng tá tràng ở phần đầu của ruột non.
- Tăng acid dịch vị là hiện tượng tăng tiết acid trong dạ dày gây đau bụng.
- Ngoài ra một trong những nguyên nhân thường gặp là đau do khí. Đây là tình trạng khó tống xuất khí khỏi dạ dày.
- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) là một nguyên nhân thường gặp khác. Đây là tình trạng chảy ngược bất thường lên thực quản của acid dạ dày và dịch vị.
- Đau bụng có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng cần nhập viện ngay (như viêm ruột thừa, viêm túi thừa) hoặc là do thay đổi lối sống.
Vì vậy nên khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ nếu cơn đau bụng kéo dài hoặc do cường độ đau dưới vùng rốn.
Cách phòng ngừa
- Tránh nhai kẹo keo su, ăn kẹo cứng hoặc tránh sử dụng ống hút. Vì các hành động này làm nuốt vào khí nhiều hơn.
- Không nằm sau khi ăn để tránh acid trào ngược.
- Vận động và tập luyện thường xuyên. Nên tập thể dục ít nhát 30 phút mỗi ngày để giúp thức ăn di chuyển trong ruột nhanh hơn.
- Duy trì cân nặng lý tưởng để tránh bị ợ nóng, đầy hơi và táo bón.
- Tránh hút thuốc. Hút thuốc làm ảnh hưởng đến lớp bảo vệ bên trong dạ dày. Làm cho dạ dày có thể bị viêm và loét. Hút thuốc cũng làm tăng lượng acid trong dạ dày. Nó còn làm chậm lành vết thương ở dạ dày. Điều này có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
- Kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng.
- Nếu thấy khí có xu hướng tích tụ, tạm thời ngưng ăn thức ăn giàu chất xơ.
Lưu ý trong việc ăn uốg thường ngày:
- Ăn điều độ, chia nhỏ các bữa ăn. Ăn một cách chậm rãi và thỏa mái thức ăn nhạt và ít dầu mỡ. Thức ăn được chia thành các phần ăn vừa phải.
- Tránh các thức ăn dễ gây kích ứng, đặt biệt là thức ăn cay, chua và đồ chiên, da gà và nước sốt kem. Cảm giác đầy hơi thường do thức ăn nhiều dầu mỡ. Dầu mỡ làm rỗng dạ dày và có thể làm tăng cảm giác đầy bụng.
- Tránh uống thức uống có cồn. Uống rượu quá nhiều có thể gây kích ứng lớp bảo vệ bên trong dạ dày, gây viêm và chảy máu.
- Tránh uống cafe, kể cả loại có hoặc không chứa cafein. Vì nó có thể làm tăng tiết acid.
- Tránh uống thức uống có ga. Nước có ga sẽ làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày – thực quản.
- Tránh mang thắt lưng chặt hoặc quần áo chật.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh. Nhưng tránh các loại có vị chua như: Cam, chanh, nho, thơm, cà chua).
- Tránh dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Các thuốc nàu có thể gây viêm dạ dày hoặc làm nặng hơn tình trạng kích ứng hiện có tại da dày. Nếu có thể, trao đổi với bác sĩ về việc chuyển sang dùng thuốc giảm đau chứa acetaminophen hoặc paracetamol.
Đau bụng được chuẩn đoán và điều trị như thế nào?
Các yếu tố cần thiết để chuẩn đoán
Để chẩn đoán đau bụng, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh và thăm khám thực thể nhằm tìm nguyên nhân xuất hiện triệu chứng đau dưới rốn.
Một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể hỗ trợ chẩn đoán như:
- Xét nghiệm máu. Bao gồm tìm số lượng máu đầy đủ, điện di, urê, creatinin, xét nghiệm chức năng gan, thử thai, amylase và lipase.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp phim X-quang bụng, phim đồng phẳng.
- Điện tim đồ để loại trừ cơn đau tim mà có thể nhầm lẫn biểu hiện như đau bụng.
Nếu chẩn đoán vẫn chưa xác định được nguyên nhân thì nên thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng sau để tìm ra nguyên nhân chính xác.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) vùng bụng chậu.
- Siêu âm Nội soi (không được sử dụng để chẩn đoán đau cấp tính).
Phương pháp điều trị khi bị đau bụng vùng dưới rốn
Mặc dù không phải là bệnh, tuy nhiên khó tiêu có thể được điều trị bằng thuốc như:
- Thuốc kháng acid, thuốc chống trào ngược và thuốc chống loét
Thuốc kháng acid dùng để điều trị các triệu chứng ở mức độ nhẹ. Tốt nhất nên dùng các thuốc này đơn độc để làm giảm các cơn ợ nóng diễn ra thỉnh thoảng và không dự đoán được.
Các muối magie dùng phối hợp với nhôm để cân bằng tác dụng ngoại ý tiêu chảy và táo bón.
Các muối nhôm. Cần lưu ý và có sự hương dẫn cuả bác sĩ khi sử dụng các muối nhôm. Vì thuốc kháng acid chứa nhôm làm tăng nguy cơ bị mất canxi dẫn đến loãng xương.
Các thuốc chống loét có thể được dùng trong điều trị và phòng ngừa đau do chứng khó tiêu.
Ngoài ra các nhóm thuốc dùng kết hợp như: thuốc ức chế H2, thuốc ức chế bơm proton cũng có thể dùng.
Thuốc bảo vệ tế bào niêm mạc nhằm kích thích sản xuất chất nhầy và tăng máu đến lớp lót của đường tiêu hóa. - Thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi và kháng viêm
Các thuốc hỗ trợ nhu động giúp tăng hoạt động của cơ vòng.
Các thuốc có chứa chất chống co thắt giúp kiểm soát cơn đau do co thắt bụng. Cơn đau này được gây ra bởi tích lũy khí.
Các thuốc gây trung tiện cũng giúp làm giảm đau do khí tích tụ trong đường tiêu hóa.
Tuy nhiên các phương pháp không dùng thuốc cũng góp phần làm giảm triệu chứng rất hiệu quả.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Chia ra nhiều bữa nhỏ Uống một lượng nhỏ baking soda
- Dùng nước chanh
- Bắt đầu một chế độ ăn uống BRAT (chuối, gạo, táo và bánh mì nướng)
- Ngừng hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu
Thời gian điều trị
Thời gian điều trị trong trường hợp bị đau bụng phụ thuộc vào sự tuân thủ của người bệnh trong quá trình dùng thuốc hoặc các phương pháp không dùng thuốc tùy vào nguyên nhân đau bụng. Ngoài ra, kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị.
Các lưu ý cần quan tâm
Lưu ý dành cho người bệnh
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Các thuốc kháng acid chỉ được dùng để làm giảm các triệu chứng chứ không dùng để điều trị nguyên nhân gây bệnh, trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ.
- Trong trường hợp đau bụng không cải thiện mặc dù có dùng thuốc, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ ngay.
- Cung cấp đầy thủ thông tin và dấu hiệu cram thấy cho bác sĩ để có sự chuẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Lưu ý dành cho người thân và người chăm sóc người bị đau
- Đau bụng là các triệu chứng đau dưới rốn hoặc các vùng cận rốn. Đây không phải là bệnh và không có dấu hiệu lây nhiễm hoặc di truyền. Tuy nhiên người thân cần phải theo dõi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp.
- Cho người đang mắc phải tình trạng này uống thuốc đúng thời gian. Trường hợp quên liều hoặc quá liều cần phải đưa bệnh nhân tái khám để có biện pháp điều chỉnh.
Bài viết cùng nội dung: