Bệnh đau dạ dày không do viêm loét là gì ?
Đau dạ dày không do viêm loét là một bệnh lý có dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng. Đau dạ dày không viêm loét có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự các bệnh viêm loét dạ dày, chẳng hạn như đau và khó chịu ở bụng trên, thường kèm ợ hơi, đầy hơi và buồn nôn.
Các dấu hiệu của đau dạ dày không do viêm loét ?
- Cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở bụng trên hoặc ngực dưới, đôi khi thuyên giảm do thức ăn hoặc thuốc kháng axit
- Đầy hơi
- Ợ hơi
- Buồn nôn
Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày không do viêm loét ?
Có rất nhiều nguyên nhân phải kể đến, nhưng đau dạ dày không viêm loét thực sự không nhất thiết phải do một bệnh lý cụ thể gây ra, các yếu tố tác động đến có thể là yếu tố thần kinh tác động vào sự co bóp của dạ dày, khiến dạ dày bị kích thích và làm người bệnh có những trải nghiệm ‘’cơn đau co thắt’’ không mong muốn.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày không do viêm loét bao gồm:
- Tiêu thụ quá nhiêu caffeine hoặc rượu
- Hút thuốc và sử dụng chất kích thích
- Uống rượu bia
- Ăn thực phẩm chua cay,nóng
- Ăn uống không điều độ
- Dùng 1 số loại thuốc nhât định,đặc biệt là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID),chẳng hạn như aspirin và ibuprofen (Avid, Motrin…) có thể gây ra vấn đề dạ dày
Triệu chứng bệnh đau dạ dày không do viêm loét là gì?
- Khi gặp phải những triệu chứng thông thường của bệnh, người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, thay đổi lối sống lành mạnh và khắc phục những bằng cách giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống để ngăn chặn cơn đau dạ dày không tiếp diễn.
- Nếu gặp phải những dấu hiệu trầm trọng về bệnh, hãy gặp bác sĩ bác sĩ ngay khi gặp phải những triệu chứng dai dẳng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời ngay lập tức nếu trải nghiệm các dấu hiệu như : nôn ra máu,phân đen hắc ín, khó thở,…
Bệnh đau dạ dày không do viêm loét có gây nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm
Tùy theo tình trạng và biểu hiện của người bệnh, bệnh đau dạ dày không viêm loét gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của dạ dày.Không chỉ một phần nào đó mà mọi mặt trong cuộc sống đều có thể bi xáo trộn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dễ trở thành đau viêm loét thậm chí là ung thư dạ dày.
Xem thêm các bài viết về viêm đau dạ dày tại đây :
Những điều cần biết về viêm dạ dày
Top 5+ thuốc viêm dạ dày tá tràng hiệu quả nhất
Bệnh đau dạ dày không do viêm loét cần tuân thủ những gì?
Thay đổi cách ăn uống và tuân thủ lối sống lành mạnh là một trong những tiêu chí hàng đầu giúp giảm thiểu những nguy cơ và rủi ro gặp phải bệnh viêm dạ dày. Hãy xem xét cố gắng để :
- Ăn các bữa ăn nhỏ đầy đủ chất và thường xuyên hơn, dạ dày trống rỗng có thể gây đau dạ dày không viêm loét. Không có gì nhưng axit trong dạ dày có thể làm cho bạn cảm giác bị bệnh.
- Tránh các thực phẩm kích thích, một số loại thực phẩm có thể gây ra đau dạ dày không viêm loét, chẳng hạn như mỡ hoặc gia vị thực phẩm, đồ uống có ga, cà phê và rượu bia.
- Nhai thức kỹ, nuốt chậm ăn từ từ. Dành thời gian cho những bữa ăn nhiều hơn.
- Sau khi ăn không nên nằm ít nhất sau 2 giờ.
- Thực hiện các bài tập thể dục đều đặn, nâng cao sức khỏe để tránh việc thừa khí, giảm khí dư thừa khi ợ hơi.
- Giữ cho cơ thể luôn thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu trì trệ kéo dài.
Chẩn đoán theo phác đồ
Bác sĩ có thể sẽ xem xét các dấu hiệu và triệu chứng và khám thực thể. Một số xét nghiệm chẩn đoán có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân của sự khó chịu. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ các bệnh khác có thể gây ra những dấu hiệu và triệu chứng tương tự như đau bụng không viêm loét.
- Xét nghiệm phân: gter pylori (H. pylori) – có thể gây ra các vấn đề về dạ dày.
- Soi dạ dày: Có thể giúp bác sĩ xem xét dạ dày thực quản, và một phần ruột non (tá tràng). đoán và xét nghiệm
Cách phòng ngừa điều trị đau dạ dày không do viêm loét
Để điều trị bệnh dạ dày người bệnh cần kết hợp thuốc với các bài tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe.
Các bài tập thể dục
- Động tác 2 tay đỡ trời: Xoa bụng nhiều
- Nằm ngửa làm giãn nở cơ thể
- Dùng ngón tay cái ấn xoa vòng bụng
- Kết hợp tập luyện thân thể: Người bị đau dạ dày không nên để bụng trống. Nên ăn từng bữa nhỏ, chia nhiều lần trong ngày để trong dạ dày luôn có thức ăn, phòng ngừa bụng trống sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây đau xót. Khi ăn, nên ăn thật chậm rãi, nhai thật kỹ thức ăn vì nước bọt sẽ giúp chữa lành vết loét.
Một số loại thuốc đau dạ dày
• Thuốc kháng axit (Maalox, Mylanta,…) dạng viên hoặc dạng lỏng
• Thuốc hỗ trợ giảm khí
• Thuốc để giảm axit trong dạ dày
• Thuốc ức chế bơm axit
• Thuốc tăng cường cơ vòng thực quản
• Thuốc kiểm soát co thắt cơ : dicyclomin (Bentyl) và hyoscyamine (Levsin).
• Thuốc chống trầm cảm liều thấp
• Thuốc kháng sinh. ( nếu xét nghiệm có vi khuẩn H.pylori trong dạ dày )
Ngoài ra
- Tạo cho mình một chế độ làm việc điều hòa, không căng thẳng thái quá,
- Giảm bớt cường độ công việc,
- Quan tâm đến giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi.
- Kết hợp với việc tập luyện vận động thể lực vừa sức hoặc tập dưỡng sinh, hít thở sâu để tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu gặp phải những dấu hiệu trầm trọng về bệnh, hãy gặp bác sĩ bác sĩ ngay khi gặp phải những triệu chứng dai dẳng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời ngay lập tức nếu trải nghiệm các dấu hiệu như : nôn ra máu, phân đen hắc ín, khó thở,…
Tham khảo phòng khám uy tín tại:
Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp những thông tin tổng quan cần thiết về căn bệnh đau dạ dày không do viêm loét. Đồng thời đưa ra những lời khuyên mong rằng giúp quý độc giả có thể áp dụng cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh mỗi người, bác sĩ chuyên khoa sẽ có phác đồ điều trị chính xác.Vì vậy, người bệnh nên sớm thăm khám để được điều trị và hướng dẫn kịp thời cụ thể. Hi vọng bài viết này hữu ích đến các bạn.
Một số nguồn thông tin tham khảo: Vinmec.com ,Hellobacsi ,dieutri.vn