Site icon Medplus.vn

Dâu Da Xoan – Từ nguyên liệu giải khát đến vị thuốc quý trong Y Dược

14 dau gia - Medplus

Dâu gia xoan luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng việt: Châm châu, Dâm bôi, Hồng bì dại, Mác mật mu (Thổ), Tcho kounhìa (Lào), Sanitrok damrey (Campuchia)

Tên khoa học: Clausena excavata Burm.

Họ: Rutaceae (Cam)

1. Đặc điểm dược liệu

Dâu da xoan là cây gỗ nhỏ, cành non có lông, khi bẻ cành có mùi hôi khó chịu, lá kép lông chim lẻ, 15-21 đôi lá chét, so le, vò lá cũng có mùi hôi. Hoa màu trắng như sữa, nhỏ li ti, nở thành từng chùm ở đầu cành, quả nhỏ, màu xanh lúc chín màu đỏ, hình trứng dài có 1-2 ngăn, có 1 hạt. Quả ăn được, vị chua.

Mùa quả tháng 6-8.

2. Phân bố

Cây mọc hoang ở miền núi,nơi dãi nắng, còn thấy ở Ấn Độ, Malaixya, Thái Lan, Philiphin.

3. Thu hái và chế biến

Người ta hái lá, vỏ thân làm thuốc, có thể thu háu gần như quanh năm, còn dùng hạt lấy ở những quả chín, dùng tươi hay sấy khô.

4. Bộ phận dùng

Dùng lá, vỏ thân và hạt ở quả chín làm thuốc

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Vị đắng, chát.

2. Công dụng

Dùng trong ăn uống kém tiêu, đau bụng, còn được dùng chữa ho, dùng ngoài chữa đau nhức, sưng đầu gối.

3. Liều dùng

Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Trị chứng đau nhức, sưng đầu gối

Lấy lá dâu da xoan tươi 30 g, rửa sạch giã nát, trộn với giấm hay rượu đắp lên nơi đau, sưng. Ngày đắp hai lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần đắp khoảng 30 phút.

2. Chữa đầy bụng, khó tiêu

Lấy hạt dâu da xoan 8g, sao vàng hạ thổ, sắc với 2 bát nước còn khoảng nửa bát. Uống khi thuốc còn ấm, uống sau bữa ăn sáng. Uống liên tục trong 3 ngày.

3. Điều trị bỏng và vết thương nhỏ

Hỗn hợp lá dâu da xoan và mật ong đã được sử dụng từ thời cổ đại để chữa lành vết cắt nhỏ ngoài da và vết bỏng nhờ tác dụng chống viêm có trong thành phần.

4. Chữa phát ban

Phát ban và một số triệu chứng dị ứng da như nổi mề đay, mẩn ngứa… có thể được điều trị hiệu quả với gói hỗn hợp tự chế này.

5. Chữa bệnh vảy nến

Sự kết hợp giữa mật ong và lá dâu da xoan ngoài các tác dụng kể trên còn được truyền lại nhờ đặc tính kháng khuẩn, có thể chữa lành bệnh về da như bệnh vẩy nến và eczema.

6. Chữa ho

Vỏ cây dâu da xoan 10 g, sắc khoảng 300 ml nước, còn 100 ml, chia hai lần uống trong ngày. Uống trong 5 ngày.

7. Chữa đầy bụng, khó tiêu

Hạt dâu da xoan 8g, sao vàng hạ thổ, sắc với 2 bát nước còn khoảng nửa bát. Uống khi thuốc còn ấm, uống sau bữa ăn sáng.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Sử dụng dược liệu đúng liều lượng khuyên dùng để tránh tác dụng phụ không mong muốn

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version