Một số nguyên nhân gây mất nước ở trẻ sơ sinh:
Có nhiều nguyên nhân gây nên dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh như:
- Tiêu chảy
- Viêm ruột hoại tử
- Nhiễm khuẩn
- Nôn nhiều
Khi có mất nước do nôn hoặc tiêu chảy, thường có kèm theo dấu hiệu mất điện giải. Vì vậy, khi đầu trị cần phải chú ý đánh giá mức độ mất nước.
Dấu hiệu và triệu chứng
Khi gặp phải tình trạng mất nước, trẻ sơ sinh sẽ có những dấu hiệu sau đây:
Các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ
- Tình trạng chung: Tỉnh táo, bình thường
- Nhịp thở: đều
- Nước mắt: có chảy nước mắt
- Mất trọng lượng cơ thể: từ 4% – 5%
Các dấu hiệu và triệu chứng trung bình
- Tình trạng chung: có dấu hiệu mệt mỏi khi mất nước
- Nhịp thở: nhanh
- Thóp trước: thóp trước của trẻ hơi lõm
- Độ đàn hồi da (dấu hiệu Casper): chậm
- Nước tiểu: trẻ đi tiểu ít và có màu sẫm
- Mất trọng lượng cơ thể: 6% – 9%
Các dấu hiệu và triệu chứng mất nước nặng ở trẻ sơ sinh
- Tình trạng chung của trẻ: trẻ sơ sinh có dấu hiệu lờ đờ, quấy khóc
- Nhịp thở: sâu
- Thóp trước: rất lõm
- Độ đàn hồi da: trên 2 giây
- Mất trọng lượng cơ thể: trên 10%
Cách điều trị
Thể nhẹ và trung bình
- Khi xuất hiện dấu hiệu mất nước ở trẻ, bạn vẫn nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ bình thường
- Nếu mất nước đẳng trương và nhược trương: cho uống ORESOL (ORS) và đánh giá lại sau 3 giờ.
- Mất nước ươu trương: cho uống ORESOL với nước theo tỷ lệ phù hợp theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị
Cần đánh giá lại tình trạng mất nước sau 3 giờ cho trẻ dùng thuốc. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì vẫn tiếp tục cho trẻ dùng thuốc. Nếu tình trạng trờ nặng và có các triệu chứng như: trướng bụng, nôn nhiều, đi ngoài tăng lên thì pahri chuyển sang chuyền dịch.
Thể nặng và phải truyền dịch
Bước 1:
- Tạm ngừng cho bú mẹ
- Tổng lượng dịch truyền đạt: 30 – 50ml/kg/giờ
Bước 2:
- Cho trẻ bú mẹ bình thường
- Tổng lượng dịch truyền đạt: 30ml/kg/3 giờ
- Bù điện giải cho trẻ
Nếu bệnh nhân khong có dấu hirju thuyên giảm và trở nặng hơn, cần quay lại điều trị như giờ đầu. Sau khi thực hiện xong bước 2, cần phải đánh giá lại. Nếu đỡ, cho trẻ uống ORESOL theo phác đồ. Nếu không đỡ, bù tiếp như lúc đầu. Tổng lượng dịch không quá 200ml/kg/24 giờ.
Các xét nghiệm cần làm
- Điện giải đồ
- Công thức máu – hematocrit
- Cấy thận
- Astrup
Các chú ý trong điều trị
Trong giai đoạn phục hồi nước và điện giải, phải tìm nguyên nhân gây mất nước. Nếu là do tiêu chảy cấp thì không nên điều trị kháng sinh, chỉ bù nước và cho bú sữa mẹ.
Nếu mất nước do nôn nhiều như co thắt môn vị, hội chứng sinh dục thượng thận, viêm màng não mủ, … thì phải tìm nguyên nhân và tiếp tục điều trị.
Nhóm trẻ sơ sinh dễ xuất hiện dấu hiệu mất nước
Sốt: Nên bổ sung chất lỏng (qua sữa mẹ và chất lỏng) khi trẻ bị sốt. Sốt có thể là nguyên nhân gây nên triệu chứng mất nước ở trẻ sơ sinh.
Tiêu chảy: Nếu mắc bệnh về đường ruột, trẻ có thể có triệu chứng mất nước do tiêu chảy và nôn (trớ). Ở trẻ sơ sinh, không nên cho trẻ uống nước hoa quả. Nước hoa quả có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên nặng hơn. Không nên cho trẻ dùng thuốc tiêu chảy khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Nôn (trớ): Virus hoặc vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột có khả năng khiến cho trẻ bị nôn. Và nếu như bị nôn quá nhiều, trẻ sẽ dễ bị mất nước.
Xem thêm các thông tin khác
Bệnh ở trẻ sơ sinh:
- Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có triệu chứng như thế nào?
- Triệu chứng tràn khí màng phổi thứ phát ở trẻ sơ sinh
- Phòng ngừa và điều trị các triệu chứng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh
- Viêm màng não mủ ở trẻ em (trẻ sơ sinh) có những triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Bệnh người lớn và trẻ em: