Site icon Medplus.vn

Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang mắc bệnh u tế bào mầm?

U tế bào mầm là gì?

Các tế bào khối u với hình dạng giống như trứng rán bị rộp lên.

U tế bào mầm – khối u xuất phát từ các tế bào mầm nằm trong phôi thai, đó có thể là khối u lành tính hoặc là khối u ác tính. Dù là bệnh lý hiếm gặp nhưng nếu phát hiện sớm u tế bào mầm ở trẻ em cũng như điều trị đúng phác đồ sẽ cho kết quả tốt, tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao.

Cho đến nay, vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra u tế bào mầm ở trẻ em. Vì tế bào mầm là các tế bào sản sinh và phát triển tạo thành trứng ở nữ, và tinh trùng ở nam, vì vậy những khối u tế bào mầm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan sinh sản ở nam (tinh hoàn) và nữ (buồng trứng).

Ở một số trường hợp đặc biệt, các tế bào mầm sẽ di chuyển tới các bộ phận ở trên cơ thể và tiếp tục phát triển gây ra khối u tại bộ phận đó.

Có các loại u tế bào mầm ở trẻ em:

Những triệu chứng và dấu hiệu khi bị bệnh u tế bào mầm ở trẻ em

1.Dấu hiệu nhận biết u tế bào mầm nội sọ

Bất thường cử động mắt (khó nhìn) hoặc bị tăng áp lực nội sọ (triệu chứng: nhức đầu, nôn, mất thăng bằng và lờ đờ) do tràn dịch não làm tắc nghẽn.

Các khối u nằm ở trong vùng trên hố yên có thể bị rối loạn chức năng tuyến yên bao gồm đi tiểu và khát nước, suy tăng trưởng và dậy thì sớm hoặc chậm phát triển.

2. U tế bào mầm sinh dục

U tế bào mầm sinh dục nằm ở buồng trứng bé gái và tinh hoàn bé trai không khó để phát hiện. Ví dụ như: tại buồng trứng, dấu hiệu nhận biết nổi trội:

Đối với bé trai, u tế bào mầm sẽ dẫn đến ung thư tinh hoàn (95% các ung thư tinh hoàn xuất phát từ tế bào mầm). Triệu chứng sớm là:

3. U tế bào mầm ngoài sinh dục

Đây là những u nằm cạnh đường giữa của cơ thể, có thể là ở: tuyến yên, cạnh cột sống hay nằm trong ổ bụng, vùng chậu, trung thất, cổ, vùng cùng cụt…

4. U tế bào mầm ngoại sọ

Thường gặp những triệu chứng này hoặc đôi khi có những trường hợp không có triệu chứng hay triệu chứng từ nguyên nhân khác không phải do ung thư.

Theo dõi sau điều trị bệnh u tế bào mầm ở trẻ như thế nào?

U tế bào mầm cần phải có các bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác

Sau quá trình điều trị tích cực kết thúc, bệnh nhi cần phải tiếp tục kiểm tra để đảm bảo khối u không quay trở lại, kiểm soát mọi tác dụng phụ và theo dõi sức khỏe toàn diện của trẻ. Và tất cả trẻ em được điều trị khối u tế bào mầm nên được chăm sóc theo dõi suốt đời, công việc này bao gồm:

1.Theo dõi tái phát

2.Kiểm soát các tác dụng phụ dài hạn và tác dụng phụ xuất hiện muộn

3. Giữ hồ sơ y tế của trẻ

U tế bào mầm bắt nguồn từ các tế bào sản sinh ra trứng hoặc tinh trùng. Kết quả hầu hết các u tế bào mầm sẽ ảnh hưởng tới buồng trứng hoặc tinh hoàn. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở các phần khác của cơ thể, khi được phát hiện sớm sẽ cho kết quả điều trị cao.

Xem thêm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Exit mobile version