Site icon Medplus.vn

Viêm cơ tim: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Viêm cơ tim: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Dấu hiệu viêm cơ tim xảy ra khi cơ tim (lớp giữa của thành tim) bị viêm. Tình trạng viêm này có thể khiến cơ tim yếu đi, giảm khả năng bơm máu của tim và ảnh hưởng đến hệ thống điện điều khiển nhịp tim, gây ra nhịp tim nhanh hoặc không đều (loạn nhịp tim).

Đừng bao giờ nghĩ rằng bệnh tim mạch chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Viêm cơ tim có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai, gồm cả thanh niên, trẻ em và trẻ sơ sinh. Đây là nguyên nhân gây đột tử thứ 3 ở trẻ em và thanh niên. Phát hiện sớm triệu chứng viêm cơ tim, tìm kiếm nguyên nhân sẽ là chìa khóa để điều trị bệnh hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.

Các dấu hiệu của viêm cơ tim sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mời bạn cùng MedPlus tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Các dấu hiệu viêm cơ tim

Viêm cơ tim ở giai đoạn đầu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc triệu chứng rất nhẹ. Các dấu hiệu viêm cơ tim thường xuất hiện rõ ràng sau một đến hai tuần kể từ khi bị nhiễm trùng. Điều này phần nào khiến người bệnh khó nhận biết, đồng thời chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm cơ tim phổ biến có thể bao gồm:

  • Đau tức ngực
  • Tim đập nhanh hoặc nhịp tim không đều (loạn nhịp tim)
  • Khó thở khi đang hoạt động thể chất hoặc cả lúc đang nghỉ ngơi
  • Sưng chi dưới (chân, mắt cá chân và bàn chân)
  • Mệt mỏi
  • Choáng váng xây xẩm
  • Mất ý thức đột ngột.

Một số trường hợp biểu hiện viêm cơ tim có vẻ không liên quan đến tim. Người bệnh chỉ có dấu hiệu suy nhược, mệt mỏi hoặc giống như bị cảm cúm do nhiễm virus (đau đầu, đau nhức cơ thể, đau khớp, sốt, đau họng, nôn mửa hoặc tiêu chảy). Họ thậm chí không biết rằng tim mình có vấn đề nếu không được chẩn đoán và thăm khám.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm cơ tim có thể gây suy tim, cơ tim quá yếu để có thể bơm đủ máu cho các bộ phận còn lại trên cơ thể. Từ đó, dẫn đến nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong tim, gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Nhận biết dấu hiệu viêm cơ tim ở trẻ em

Viêm cơ tim ở trẻ em cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như người lớn. Chúng bao gồm:

  • Sốt
  • Ngất xỉu
  • Khó thở
  • Thở nhanh
  • Đau ngực
  • Tim đập nhanh hoặc không đều (loạn nhịp tim).

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đôi khi, các dấu hiệu viêm cơ tim có thể tương tự như một cơn nhồi máu cơ tim và bạn khó có thể biết được mình đang gặp phải tình trạng nào, hay cả hai. Hãy đến gặp bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt nếu bạn xuất hiện các triệu chứng vừa đề cập ở trên, đặc biệt là khi bạn đã từng bị nhiễm trùng. Đừng chần chờ mà phải đến bệnh viện khẩn cấp nếu bị đau ngực hay khó thở mà không rõ nguyên nhân.

Phòng ngừa viêm cơ tim bằng cách nào?

Không có biện pháp phòng ngừa cụ thể cho bệnh viêm cơ tim. và thực hiện các bước để ngăn ngừa nhiễm trùng có thể gây viêm cơ tim. Cụ thể như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với những người có triệu chứng của cảm cúm hoặc bị nhiễm virus cho đến khi họ khỏi bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Đảm bảo đời sống tình dục an toàn và không sử dụng ma túy bất hợp pháp để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng cơ tim liên quan đến HIV.
  • Bôi thuốc chống côn trùng, mặc quần áo dài tay để che chắn và giảm thiểu việc tiếp xúc với côn trùng, bởi chúng rất có thể là nguồn lây nhiễm bệnh.
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tiêm vacxin phòng rubella, cúm, COVID 19 hoặc những bệnh có nguy cơ gây viêm cơ tim.

Nhận biết sớm dấu hiệu viêm cơ tim để chẩn đoán và điều trị bệnh ngay từ sớm chính là cách phòng ngừa rủi ro hiệu quả, trong đó có đột tử. Hy vọng những thông tin mà bài viết này mang đến sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn có thêm hiểu biết và chủ động bảo vệ sức khỏe tim mạch của bản thân hơn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Myocarditis

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version