Site icon Medplus.vn

Đau lưỡi, đau họng và 6 nguyên nhân thường gặp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau lưỡi và đau họng. Bao gồm những nguyên nhân như dị ứng, nhiễm trùng và các triệu chứng khác. Trong số đó, nguyên nhân thường gặp nhất là cảm lạnh. Tuy nhiên, nó cũng có thể bắt nguồn từ bệnh ung thư. Vì vậy, việc hiểu rõ về những nguyên nhân điển hình gây đau lưỡi và đau họng sẽ giúp đỡ bệnh nhân rất nhiều trong việc điều trị bệnh.

1. Đau lưỡi và đau họng do dị ứng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đau lưỡi và đau họng là dị ứng. Trong đó, nguyên nhân gây ra việc đau họng có thể đến từ việc dị ứng các chất như nấm mốc, phấn hoa, bụi hoặc lông đật vật như chó mèo. Còn nguyên nhân gây ra việc sưng và rát lưỡi có thể đến từ việc dị ứng các chất trong một số loại thực phẩm. Ngoài ra, đôi khi dị ứng sẽ gây ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và nguy hiểm được gọi là sốc phản vệ.

1.1 Các triệu chứng

Các triệu chứng của dị ứng có thể bao gồm:

Một số triệu chứng có thể gặp của sốc phản vệ:

Cần lưu ý rằng sốc phản vệ là một tình trạng nghiêm trọng, cần gọi ngay đến 115 để đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất và điều trị kịp thời.

1.2 Nguyên nhân

Dị ứng là một hiện trạng phổ biến thường gặp, nguyên nhân cũng có thể đến từ di truyền. Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một chất lạ như phấn hoa, lông động vật hoặc thực phẩm. Cần tìm cách điều trị bệnh dị ứng để giải quyết việc đau lưỡi và đau họng.

1.3 Cách điều trị

Việc đau họng do dị ứng có thể điều trị bằng một số sản phẩm không kê đơn như acetaminophen hoặc kẹo ngậm trị ho. Ngoài ra, việc đau họng từ dị ứng thường đến từ triệu chứng chảy dịch mũi sau. Do đó, người bệnh có thể dùng thuốc thông mũi, uống nhiều nước và sử dụng máy làm ẩm.

Người bệnh cũng có thể dùng thuốc kháng histamine. Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Nên nhớ sốc phản vệ là một căn bệnh cực kỳ nghiêm trọng đe doạ đến tính mạng cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức.

2. Chấn thương

Việc đau lưỡi và đau họng cũng có thể đến từ việc chấn thương.

2.1 Các triệu chứng

2.2 Nguyên nhân

Việc bị thương lưỡi trong khi làm răng hoặc bị bỏng lưỡi hoặc họng khi dùng thức ăn hoặc thức uống nóng có thể gây ra tình trạng đau lưỡi và đau họng. Bỏng lưỡi thường xảy ra hơn khi ăn đồ ăn hoặc thức uống nóng so với việc bỏng họng và thực quản.

Một nguyên nhân phổ biến khác gây ra đau lưỡi hoặc đau họng liên quan đến căn bệnh trào ngược axit. Điển hình, khi người bệnh nằm ngủ, axit từ dạ dày có thể đi lên thực quản và làm ảnh hưởng đến vùng phía sau cổ họng.

2.3 Cách điều trị

Sau đây là một số cách cải thiện tình trạng đau lưỡi và đau họng do chấn thương gây ra.

Trong trường hợp bỏng nhẹ lưỡi do ăn hoặc uống thức ăn nóng, bệnh nhân có thể chữa trị bằng cách ăn uống đồ lạnh. Họ cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen. Ngoài ra, nếu xuất hiện các vết phòng rộp hoặc xuất hiện mô bị thâm đen, người bệnh nên gọi ngay cho bác sĩ để tham khảo ý kiến.

Việc ăn và uống thức ăn lạnh cũng có thể được áp dụng trong trường hợp cắn lưỡi và bị thương lưỡi trong quá trình làm răng. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện tình trạng. Nếu xuất hiện vết thương sâu, chảy máu liên tục, hoặc vẫn còn đau sau 1 đến 2 tuần, nên tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.

Về bệnh trào ngược axit, nên tư vấn những bác sĩ có chuyên môn. Các loại thuốc thường được sử dụng để trị chứng trào ngược axit là thuốc kháng acid và thuốc ức chế bơm proton. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kê cao gối đầu khi ngủ vào ban đêm để cải thiện tình trạng. Điều này sẽ góp phần làm giảm bớt tình trạng đau họng.

3. Hội chứng bỏng rát miệng

Hội chứng bỏng rát miệng là một căn bệnh phức tạp thường gặp ở những người trên 60 tuổi, nhất là những người đã trải qua tuổi mãn kinh. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của hội chứng này. Tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ nếu cho rằng chúng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưỡi và đau họng.

3.1 Các triệu chứng

Một số triệu chứng thường gặp của hội chứng bỏng miệng là:

3.2 Nguyên nhân

Hội chứng bỏng rát có nhiều nguyên nhân và thường khó xác định. Chẳng hạn như:

3.3 Cách điều trị

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà hội chứng bỏng rát miệng có cách điều trị khác nhau. Chẳng hạn như bệnh nhiễm nấm cần được khắc phục bằng thuốc chống nấm, sự mất cân bằng hormone và thiếu hụt vitamin cũng cần được điều chỉnh. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị hội chứng này bao gồm:

Ngoài ra, một số phương pháp ít phổ biến hơn cũng có thể được dùng để điều trị hội chứng bỏng rát miệng như sử dụng thiết bị điện hoặc thuốc bôi,  thay đổi lối sống hoặc tư vấn tâm lý.

4. Đau dây thần kinh

Đau dây thần kinh hầu họng dẫn đến các cơn đau lưỡi và đau họng, đôi khi ở tai.

4.1 Các triệu chứng

Một số triệu chứng có thể có bao gồm: đau lưỡi, đau họng và đau tai. Điển hình là:

4.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân của tình trạng đau dây thần kinh hầu họng đến từ việc dây thần kinh bị nén, mạch máu cung cấp cho dây thần kinh bị tổn thương hoặc lớp vỏ bảo vệ dây thần kinh bị ảnh hường (ví dụ: bệnh đa xơ cứng). Ngoài ra, dây thần kinh có thể bị nén bởi khối u, mạch máu và các cấu trúc khác gần nó.

4.3 Cách điều trị

Bằng cách điều trị dứt điểm tình trạng đau dây thần kinh, bệnh nhân sẽ giảm bớt cảm giác đau lưỡi và đau họng.

Những loại thuốc không kê đơn (ví dụ: acetaminophen và ibuprofen) không hiệu quả lắm trong việc chưa trị chứng đau dây thần kinh. Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc với mục đích làm giảm cơn đau do đau thần kinh hầu họng như gabapentin hoặc carbamazepine có thể có tác dụng lúc ban đầu, nhưng chúng sẽ bị mất tác dụng sau nhiều lần sử dụng.

Người bị chứng đau họng có thể sẽ thấy hiệu quả khi dụng thuốc gây tê cục bộ (tên xylocaine), mục đích của loại thuốc này là làm tê phía sau cổ họng, giúp người bệnh dễ dàng nuốt hơn.

Một cách chữa trị khác có hiệu quả đối với một số người là phẫu thuật. Chẳng hạn như nếu dây thần kinh của người bệnh bị mạch máu chèn ép, phẫu thuật tái định tuyến mạch máu có thể được diễn ra để giải nén vi mạch. Hoặc nếu dây thần kinh của người bệnh bị nén bởi khối u, người bệnh có thể làm phẫu thuật cắt bỏ nó.

5. Viêm họng liên cầu khuẩn

Đau họng cũng liên quan đến bệnh viêm họng liên cầu khuẩn. Đây là một nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến chứng viêm họng. Như cái tên của nó, bệnh do vi khuẩn liên cầu gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 5 đến 15 tuổi và không phổ biến ở người lớn.

5.1 Các triệu chứng

Một số triệu chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:

5.2 Nguyên nhân

Như đã được nhắc ở trên, bệnh do vi khuẩn liên cầu gây ra (vi khuẩn streptococcus, vi khuẩn nhóm A). Bệnh này có thể bị lây lan khi dùng chung đồ ăn, thức uống với người bị nhiễm bệnh, hoặc do hôn nhau, do hắt xì.

Vi khuẩn liên cầu nhóm A còn gây ra chốc lở. Do đó, bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng nếu chạm vào những vết loét.

5.3 Cách điều trị

Bệnh nên dùng kháng sinh để tránh biến chứng của việc nhiễm trùng tai hoặc xoang, sốt thấp khớp (bệnh tim) hoặc viêm cầu thận (bệnh thận).

Hai loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là amoxicillin hoặc penicillin. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh sử dụng hai loại thuốc này nếu bị dị ứng với chúng. Cần bảo đảm việc sử dụng đúng thuốc kháng sinh và đúng quy đinh trong suốt thời gian điều trị.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy ổn hơn và hạ sốt trong vòng 48 giờ sau khi dùng thuốc. Trong đó, họ có thể giảm cơn đau bằng việc ăn và uống đồ lạnh. Họ cũng có thể thử nhai những thức ăn dễ nuốt.

Ngoài ra, nếu amidan bị sưng quá to, người bệnh có thể được kê thuốc steroid để làm giảm kích thước của amidan, điều này giúp họ dễ nuốt thức ăn hơn. Tuy nhiên, việc kê thuốc steroid trong trường hợp này được xem là không cần thiết. Bên cạnh đó, nếu thuốc không kê đơn không đủ làm giảm đau, người bệnh có thể hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc gây tê cục bộ để làm tê sau cổ họng.

6. Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vọng. Bệnh này thường xuất hiện ở nam giới, những người dùng nhiều rượu bia và thuốc lá.

6.1 Các triệu chứng

6.2  Nguyên nhân

Mặc dù nguyên nhân gây nên ung thư lưỡi vẫn chưa được xác định kỹ, một số yếu tố thường gặp có thể kể đến như hút thuốc lá, uống rượu bia, vệ sinh răng miệng không kỹ.

6.3 Cách điều trị

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cần thiết duy nhất nếu bệnh được phát hiện sớm. Ngoài ra, mức độ cần thiết của việc phẫu thuật còn dựa vào kích thước của khối u (ví dụ: số lượng khối u được tìm thấy, mức độ lan rộng của khối u). Phẫu thuật tái tạo lưỡi để duy trì khả năng nói và nuốt cũng sẽ được thực hiện tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương của lưỡi.

Đối với ung thư lưỡi ở giai đoạn sau, tuỳ vào vị trí ung thư được tìm thấy trên lưỡi mà có thể áp dụng phẫu thuật hoặc kết hợp phẫu thuật, xạ trị và hoá trị.

Tổng kết

Đau lưỡi và đau họng là tình trạng thường gặp ở tất cả mọi đối tượng, chúng không chỉ xuất hiện một lần mà lặp đi nhiều lần trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể liên quan đến các căn bệnh nguy hiểm hoặc thậm chí gây tử vong. Hãy gặp ngay bác sĩ nếu cảm thấy có điều gì đó không ổn về lưỡi và họng. Bên cạnh đó, nếu người bệnh biểu hiện các triệu chứng như khó thở, chảy nước dãi hoặc khó nuốt, họ nên đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời.

Nguồn: What Can Cause a Sore Tongue and Throat?

Exit mobile version