Site icon Medplus.vn

Đau lưng bên trái phải làm gì?

Đau lưng bên trái phải làm gì?

Bạn đã bao giờ bị đau lưng bên trái làm cơ thể khó chịu và di chuyển khó khăn mặc dù không bị va chạm hay té ngã chưa? Đau lưng bên trái có thể do nguyên nhân cơ học nhưng một số trường hợp cũng là biểu hiện cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khác.

Hãy cùng MedPlus tìm hiểu về tình trạng đau một bên lưng trái này để từ đó có phương hướng điều trị hiệu quả nhé!

1. Đau lưng bên trái là do đâu?

Đau lưng là tình trạng phổ biến, có thể gặp phải ở bất kỳ ai và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Các cơn đau lưng có thể xuất phát từ chấn thương ở cơ, xương, khớp, dây chằng hay từ tư thế sai hằng ngày, tâm lý căng thẳng và ngay cả béo phì… cũng có thể làm bạn đau lưng.

Với trường hợp đau lưng bên trái, có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Các nguyên nhân gây tổn thương mô

Đau do tổn thương mô mềm thường gây ra cơn đau tập trung ở cột sống nhưng chúng có thể dẫn đến đau hoàn toàn một lưng bên trái hoặc bên phải. Và trong số các trường hợp tổn thương mô gây đau lưng, căng cơ là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài đau lưng, căng cơ còn biểu hiện các triệu chứng kèm theo như:

  • Giới hạn biên độ chuyển động của thắt lưng.
  • Sưng tấy và đau
  • Co thắt cơ bắp
  • Đau nhiều hơn khi chuyển tư thế từ nằm sang ngồi
  • Đau cải thiện khi nghỉ ngơi, chườm đá hoặc NSAIDs.

Vấn đề liên quan đến xương khớp

 

  • Viêm xương khớp cũng có thể gây ra triệu chứng đau lưng bên trái hoặc đau lưng bên phải, chủ yếu là ở lưng dưới. Trong một số trường hợp, viêm khớp, gai xương ở cột sống có thể dẫn tới thu hẹp ống sống, cũng gây nên các cơn đau ở lưng.
  • Đau thần kinh tọa. Cơn đau này xảy ra do sự kích thích dây thần kinh chạy từ lưng xuống dưới chân gây nên các triệu chứng như đau, tê, ngứa ran và yếu ở lưng dưới, mông và bàn chân.
  • Thoát vị đĩa đệm. Bệnh hình thành do phần đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu, dịch tràn ra ngoài và chèn ép lên dây thần kinh tủy làm cho người bệnh đau nhức ở lưng, tê và yếu lan sang các bộ phận khác.
  • Thoái hóa đốt sống lưng cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra cơn đau lưng vùng bên trái.

Vấn đề liên quan đến thận

Mặc dù không quá thường xuyên nhưng các vấn đề ở nội tạng có thể là nguyên nhân gây nên cơn đau ở lưng bên trái hoặc bên phải – tùy vào vị trí của tạng đó. Đối với triệu chứng đau ở vùng lưng bên trái hay đau thắt lưng trái, khả năng cao xuất phát bởi các vấn đề ở tạng trái như nhiễm trùng, viêm, sỏi,… Các cơ quan bị ảnh hưởng có thể là thận, tuyến tụy, đại tràng.

Mỗi vấn đề ở từng tạng sẽ có thêm những triệu chứng khác. Chẳng hạn như nếu bạn bị sỏi thận, thường gặp các triệu chứng như cơn đau lan từ mạn sườn xuống háng kèm theo: đau khi đi tiểu, buồn nôn hoặc sốt.

Các nguyên nhân khác

Hội chứng ruột kích thích hay viêm loét đại tràng cũng có thể biểu hiện triệu chứng đau lưng bên trái kèm theo đau quặn bụng, rối loạn tiêu hóa, giảm cân và mệt mỏi.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên gây đau một bên lưng trái thì cũng còn một số tác nhân khác như: thiếu vận động, thừa cân béo phì, tập luyện thể thao không đúng cách, lao động nặng, chấn thương hoặc tai nạn.

2. Đau lưng bên trái phải làm gì?

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bị đau lưng bên trái trong những tình huống dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Đau lưng nghiêm trọng và không cải thiện khi nghỉ ngơi.
  • Cơn đau lan xuống một hoặc cả hai chân, đặc biệt nếu cơn đau kéo dài xuống dưới đầu gối.
  • Gây yếu, tê, ngứa ran ở một hoặc cả hai chân.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến lưng bị đau là gì, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp, chúng có thể bao gồm dùng thuốc, tập vật lý trị liệu hay phẫu thuật.

Nếu cơn đau nhẹ và vừa, trước khi tới bệnh viện, bạn có thể làm dịu cơn đau theo hướng dẫn sau:

Biện pháp chăm sóc đau lưng tại nhà

Khi bị đau nhức ở vùng lưng hay thắt lưng, đầu tiên bệnh nhân có thể tự làm dịu cơn đau này bằng các biện pháp như:

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, naproxen,… Lưu ý: không dùng aspirin giảm đau cho trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Cố gắng vận động nhẹ nhàng như đi bộ và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và vận động, để giúp tổn thương ở lưng mau lành.

Nếu đã đi khám, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn hoặc giúp bạn áp dụng một số phương pháp khác giúp giảm đau lưng, tăng lưu thông máu như nắn khớp xương, tập yoga, châm cứu, bấm huyệt,…

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Is It Normal to Have One-sided Back Pain?

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version