Site icon Medplus.vn

Đậu nành – tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Đậu nành có nhiều dinh dưỡng

Đậu nành có nhiều dinh dưỡng

Nguyên liệu của món ăn góp phần tạo nên linh hồn của món ăn cũng như mang đến những giá trị dinh dưỡng cụ thể cho món ăn đó. Trong đó, đậu nành là thực phẩm có công dụng tuyệt vời. Vậy giá trị dinh dưỡng và tác dụng tuyệt vời của đậu nành là gì? Nên lưu ý những khi sử dụng ? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu thông tin nhé!

Thông tin chung 

Đậu nành hay đỗ tương, đậu tương là loại cây họ Đậu, là loài bản địa của Đông Á. Loài này giàu hàm lượng chất đạm protein, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc.

Đây là loại cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, okara… đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc.

đây là món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe

Thông tin dinh dưỡng 

Trong 100gr hạt đậu nành có tới 36,49g chất đạm, 19,94 g chất béo, 30,16 g chất đường bột, 9,3g chất xơ thực phẩm, 277 mg canxi và nhiều vitamin, khoáng chất khác nữa…

Đáng chú ý là trong thành phần chất đạm có đủ các acid amin cơ bản, thiết yếu, đó là: soleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin. Ngoài ra, loại hạt này được coi là một nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế, cần thiết cho cơ thể.

Tác dụng đối với sức khỏe

Giúp giảm cân

Dùng loại đậu này mỗi ngày giúp bổ sung isoflavone, có tác dụng ức chế chất béo dư thừa tích tụ, giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì. Ngoài ra, loại đậu này chứa lượng đạm chất lượng cao, lên đến 38%  giúp bạn no lâu hơn, từ đó giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế ăn nhiều, giúp bạn duy trì vóc dáng cân đối.

Bảo vệ các mạch máu

Axit béo Omega 3, Omega 6 và những chất chống oxy hoá  giúp bảo vệ các mạch máu khỏi bị vỡ và tổn thương. Những chất này giúp bao bọc mạch máu, bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của các gốc tự do và mảng bám cholesterol. Ngoài ra, các dưỡng chất này còn giúp cải thiện độ linh hoạt và tình trạng lỏng của mạch máu, giúp chúng đàn hồi hơn mỗi khi huyết áp thay đổi.

Cải thiện bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là một căn bệnh khác liên quan đến tuổi tác và hoocmon. Isoflavones trong đậu nành giúp hấp thụ canxi vào cơ thể và làm xương chắc khỏe hơn.

Cải thiện tình trạng tiểu đường

Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường mắc phải bệnh tim mạch rất cao và có đến 80% bệnh nhân tiểu đường tử vong vì biến cố tim mạch. Đây là thực phẩm giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. 

Phòng ngừa xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch gây ra hai biến chứng nguy hiểm là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Mỗi ly sữa đậu nành chứa khoảng 20mg isoflavones, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào, bảo vệ thành động mạch. Isoflavones ức chế sự tăng trưởng của tế bào gây ra các mảng bám trên thành động mạch – nguyên nhân dẫn đến chứng xơ vữa động mạch.

Ngăn ngừa các triệu chứng hậu mãn kinh

Trong suốt thời kỳ mãn kinh, lượng hoocmon estrogen tiết ra trong cơ thể phụ nữ rơi xuống mức thấp nhất. Việc suy giảm hoocmon đột ngột như thế sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe đối với phụ nữ thời kỳ hậu mãn kinh. Những phụ nữ này có nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh về tim mạch và tiểu đường. Họ cũng dễ bị trầm cảm, mất ngủ và gặp các vấn đề về thể chất hơn. Isoflavones trong đậu nành còn giúp cân bằng estrogen hiệu quả. Vì vậy, thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ giúp giảm các triệu chứng hậu mãn kinh này.

Giảm cao huyết áp

Cao huyết áp làm tăng áp lực hoạt động lên tim, đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ. Dưỡng chất trong loại đậu này có thể kiểm soát tốt chứng cao huyết áp. Đậu nành có thành phần dinh dưỡng cao, giàu đạm, isoflavone, axit amin thiết yếu, axit béo omega 3 và omega 6 , các khoáng chất canxi, magie, kali…, giúp bảo vệ các mạch máu khỏi bị vỡ và tổn thương do sự tấn công của các gốc tự do và mảng bám cholesterol. 

Lưu ý khi sử dụng 

Sữa đậu nành nhất định phải được đun sôi kỹ trước khi uống

Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu  không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,…thậm chí ngộ độc.

Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành

Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hòan toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng bị kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa chất này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm

Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành 

Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

Không nên chỉ uống sữa đậu nành không

Nếu chỉ uống sữa đậu nành không các chất dinh dưỡng  khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao,…hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.

Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc

Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không đựợc hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành

Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng.

Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

 Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành

Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đày bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,…đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.

Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú

Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng không vẫn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.

Lưu ý khi lựa chọn 

Màu sắc

Sữa đậu nành ngon có màu sắc trắng ngà (giống màu hạt đậu), đôi khi có ngả chút xanh lá rất nhẹ do màu của lá dứa nấu chung. Còn màu sữa  có hóa chất có màu trắng kem đục, đẹp mắt.

Hương vị

Hương đậu nành nguyên chất nhẹ, thanh, không đắng. Còn khi uống sữa  giả, lúc đầu sẽ có vị ngọt béo của bột, có mùi đậu nhưng sẽ không thấy vị của đậu và có vị hơi đắng khắt sau khi uống.

Độ béo

Sữa đậu nành ngon ít béo, có vị thơm nhẹ . Trái lại, do dùng bột béo để pha sữa giả nên uống sẽ có vị béo hơn. 

Độ trong

Vì đậu nành xay ra không hòa lẫn hoàn toàn với nước nên nhìn sữa sẽ có màu hơi trong của nước. Vì vậy, sữa  ngon, chất lượng sẽ thấy sữa hơi trong. Còn sữa  pha bằng bột hóa chất sẽ có màu trắng đục hoặc như nước vo gạo.

Lắng cặn

Sữa nguyên chất do chính tay người bán làm sẽ có cặn sót lại trong quá trình lọc sữa. Chỉ cần để sữa  nguyên chất khoảng từ 10-15 phút, dưới đáy sẽ có cặn. Váng sữa cũng nổi lên khi để nguội. Ngược lại, sữa pha bằng bột béo lại không có hiện tượng lắng cặn hoặc lắng cặn rất ít. Nếu có cặn thì vị của cặn đó cũng rất béo.

Lắc lên

Để nhận biết sữa thật nhanh chóng, hãy lắc sữa. Sữa đậu nành nguyên chất khi lắc lên sẽ sủi bọt. Còn sữa  pha bằng bột béo sẽ không sủi hoặc sủi rất ít. Lý do là vì người bán sẽ pha sữa thật với sữa giả để khó phát hiện.

Những loại thực phẩm không nên ăn cùng 

Tuyệt đối không được uống đậu nành cùng với trứng gà vì chất anbumin trong lòng trắng của trứng gà dễ kết hợp với chất tripxin trong sữa đậu nành sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể người, làm mất đi giá trị dinh dưỡng.

https://news.zing.vn/nhung-dieu-can-luu-y-khi-uong-sua-dau-nanh-post493703.html

https://baomoi.com/cach-chon-sua-dau-nanh-an-toan-khong-hoa-chat/c/22072697.epi

Exit mobile version