Site icon Medplus.vn

Đậu Nành và những công dụng chữa bệnh thần kỳ bạn nên biết

Đậu Nành

Đậu Nành

Đậu Nành hay còn gọi là đậu tương, là một loại đậu rất phổ biến ở nước ta. Cây có công dụng giúp ngăn ngừa ung thư vú, hỗ trợ tim mạch, giảm béo,… Cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng việt: Đậu tương, Đậu nành, Hoàng đậu miêu, Thúa xằng (Tày), Đậu tương leo

Tên khoa học: Glycine soja Siebold et Zucc

Tên đồng nghĩa: Glucine max (L.) Merill, Soja hispida Maxim

Họ: Fabaceae (Đậu)

Thông tin về cây Đậu Nành

Đặc điểm cây

Đậu nành là cây thảo, hằng năm, có thân mảnh, gần hóa mộc, cao từ 0,80 đến 0,90m, có lông, có cành hướng lên phía trên.

Phân bố, thu hái và chế biến

Người ta cho rằng nguồn gốc đậu nành là ở Trung Quốc rồi từ đó lan ra các nước khác Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Triều Tiên. Từ thời cổ xưa đậu nành đã được sử dụng ở những nước này làm thực phẩm.

Châu Âu mới biết đến đậu nành vào đầu thế kỷ 18 và việc trồng trọt bắt đầu phát triển lớn ở Liên Xô cũ. Nhưng ngược lại việc trồng đậu nành phát triển nhanh chóng tại những nước châu Mỹ: Những nước thuộc miền trung và đồng bằng sông Mitsipxipi đã trở thành những nước sản xuất đậu nành với những sản lượng lớn.

Thành phần hóa học

Đậu nành chủ yếu chứa nhiều protein nhưng cũng chứa một lượng lớn đường và chất béo. Các thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu luộc là:

Công dụng và liều dùng

Trong y dược, bột đậu nành trộn với bột ngũ cốc, cacao dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh, người bị bệnh đường tiện (đái đường) do giá trị dinh dưỡng cao, ít glucid sinh glycogen. Còn dùng làm thức ăn cho người bị thấp khớp, bệnh gút, người mới ốm dậy, người lao động quá sức.

Công dụng và liều dùng Đậu Nành

Đậu nành còn có những tác dụng bất ngờ sau:

Bài thuốc có Đậu Nành

Bài thuốc 1:

Đậu nành, vừng đen, lạc, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ lượng bằng nhau, đường trắng lượng vừa đủ. Các vị sao thơm tán bột, trộn đều, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 30g với nước đường hoặc sữa tươi.

Bài thuốc 2:

Bột đậu nành 100g, bột mì 100g, bột ngô 200g, trứng gà 4 quả, đường đỏ 150g, sữa bò 150g. Ba thứ bột trộn đều cùng đường đỏ, đập trứng và đổ sữa bò vào rồi chế thêm nước vừa đủ, trộn kỹ, nặn thành những chiếc bánh nhỏ, nướng chín, mỗi ngày ăn 30 – 50g.

Bài thuốc 3:

Đậu phụ 200g, đầu cá chép 1 cái, khiếm thực 25g, rau cần, hành, gừng tươi, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Đầu cá làm sạch bổ đôi, ướp với gừng và gia vị rồi nấu sôi. Khiếm thực ngâm nước ấm cho mềm rồi xát bỏ vỏ, đậu phụ thái miếng rán vàng. Cho khiếm thực, đậu rán, rau cần và hành vào nồi nấu cùng đầu cá cho chín, dùng làm canh ăn trong ngày.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu

Exit mobile version