Đau nhức cánh tay là thế nào?
Đau nhức cánh tay là trường hợp xuất hiện cảm giác đau nhức, khó chịu ở bất kỳ nơi nào trên cánh tay. Chẳng hạn như cổ tay, khuỷu tay, bắp tay và bả vai. Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng này xuất hiện có thể do chấn thương, giãn dây chằng, căng cơ,…
Đau nhức cánh tay là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là những người làm những công việc nặng nhọc, dân văn phòng ít vận động,…Khiến máu lưu thông kém dẫn đến những cơn đau nhức khó chịu kéo dài.
Nguyên nhân của đau nhức cánh tay?
Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức cánh tay và các triệu chứng đi kèm cũng có thể dao động từ mức độ nhẹ đến nặng. Người bệnh không được chủ quan bởi đây đa phần đều là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.
- Nguyên nhân bệnh lý: 80% do thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm. Do bong gân, giãn dây chằng dọc cánh tay, hội chứng ống cổ tay, viêm, tổn thương, đau khớp.
- Nguyên nhân sinh lý: lười vận động, ngồi một chỗ quá lâu, chơi thể thao quá độ. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, đặc biệt là canxi.
Đau nhức cánh tay có thể là biểu hiện của bệnh gì?
Dây thần kinh bị chèn ép
Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ khiến cho cơ bắp hoặc sụn ở các khu vực bị chèn ép. Dẫn đến triệu chứng đau nhức cánh tay. Kèm theo các dấu hiệu ngứa ran, tê bì, đau nhói và yếu cơ…
Bong gân
Tình trạng này khá phổ biến, xảy ra khi cổ tay bị kéo giãn quá mức, dẫn đến rách hoặc đứt dây chằng. Gây đau nhức cánh tay, sưng, bầm tím, yếu cơ, cơ thắt cơ bắp.
Viêm gân
Viêm gân thường xảy ra ở vai, khuỷu tay và cổ tay. Có thể sưng nhẹ, đau âm ỉ.
Chấn thương chóp xoay (Hội chứng Rotator cuff)
Các triệu chứng đau âm ỉ và lực của cánh tay yếu dần. Thường xảy ra nhất ở những người hay thực hiện các động tác vươn tay cao.
Gãy xương
Gãy xương cánh tay gây ra cơn đau dữ dội, thậm chí có thể nghe thấy âm thanh xương gãy. Cánh tay sưng đỏ, bầm tím, có thể biến dạng chỗ gãy. Mất khả năng xoay lòng bàn tay.
Viêm khớp dạng thấp
Cảm giác khớp ấm, mềm, sưng khớp, cứng khớp, mệt mỏi.
Đau thắt ngực
Cơn đau xảy ra do tim không nhận đủ oxy, thường liên quan đến bệnh lý về tim. Cảm giác như có áp lực đè nén ở ngực, cổ và lưng. Có thể buồn nôn, khó thở, chóng mặt.
Đau tim
Các cơn đau tim xảy ra khi máu không thể đến được tim do tắc nghẽn động mạch hay hẹp động mạch. Đau ở một hoặc cả hai cánh tay, khó thở, buồn nôn, đổ mồ hôi lạnh, tức ngực, chóng mặt, đau ở những nơi khác.
Trước khi tiến hành điều trị, bạn nên xác định rõ nguyên nhân của triệu chứng đau nhức để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Đau nhức cánh tay có nguy hiểm không?
Nguyên nhân và biểu hiện của triệu chứng đã khẳng định sự nguy hiểm của tình trạng đau nhức cánh tay. Đau cánh tay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nếu không điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng như yếu cơ, hỏng mô sụn, teo cơ, biến dạng khớp, tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Có thể dẫn đến tàn phế nếu không được chữa trị kịp thời.
Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân hãy đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra nhé.
Triệu chứng đi kèm bệnh đau nhức cánh tay?
Các triệu chứng đi kèm có thể dao động mức độ nặng nhẹ. Phụ thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau bao gồm:
- Đau từ vùng vai gáy lan xuống cánh tay, bàn tay.
- Cảm giác bị giãn cơ tay, dây chằng, các khớp bị lỏng lẻo. Cử động nghe thấy tiếng lục cục, lạo xạo ở khớp cổ tay, ngón tay.
- Cảm giác châm chích, tê bì cánh tay.
- Căng cứng cánh tay, khó cử động, xoay chuyển, tay thường xuyên run.
- Đột ngột có những cơn đau nhức mỏi từ vai xuống.
- Cơ tay bị yếu, các khớp sưng, nóng.
Hãy đến bệnh viện ngay nếu cơn đau trở nên dữ dội, sưng ở cánh tay kéo dài. Khó khăn trong việc cử động hoặc xoay cánh tay. Tình trạng không cải thiện khi đã tự chăm sóc. Vùng bị ảnh hưởng ngày càng đỏ, sưng và đau hơn, không có dấu hiệu thuyên giảm.
Bác sĩ sẽ dùng cách nào để chẩn đoán đau nhức cánh tay?
Đầu tiên, bác sĩ cần chẩn đoán được nguyên nhân qua các triệu chứng đi kèm cơn đau cánh tay. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bệnh sử, thể chất, thăm hỏi những hoạt động có khả năng gây chấn thương. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm một vài cử động để đánh giá phạm vi chuyển động và mức độ cơn đau.
- Xét nghiệm máu: Giúp bác sĩ phát hiện một số tình trạng gây đau cánh tay. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc viêm khớp.
- Chụp X-quang: Trong trường hợp cần chẩn đoán gãy xương.
- Các xét nghiệm khác nếu nghi ngờ nguyên nhân liên quan đến biến chứng tim tiềm ẩn. Nhằm đánh giá hoạt động của tim cũng như lưu lượng máu qua tim người bệnh.
- Siêu âm: sử dụng sóng âm tần số cao để ghi nhận hình ảnh bên trong cơ thể nhằm giúp phát hiện được các vấn đề khớp, gân, dây chằng.
- Chụp MRI và CT để có được hình ảnh chi tiết hơn về mô mềm và xương.
Cách điều trị đau nhức cánh tay
Các phương pháp điều trị đau nhức cánh tay sẽ tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, bao gồm:
- Dùng thuốc giảm đau.
- Dùng thuốc chống viêm.
- Vật lý trị liệu.
- Phẫu thuật trong trường hợp chấn thương dây chằng hay gãy tay.
Điều trị tại nhà
Ngoài các loại thuốc bác sĩ đã kê toa, người bệnh có thể vận dụng các biện pháp điều trị tại nhà để giảm cơn đau nhức cánh tay như:
- Nghỉ ngơi.
- Chườm đá giúp giảm sưng và viêm.
- Dùng thuốc giảm đau không kê toa trong trường hợp đau nhẹ.
- Cố định vùng đau bằng thun và nẹp, hạn chế việc cử động.
Cách phòng ngừa đau nhức cánh tay
Trừ trường hợp đau nhức cánh tay do các bệnh lý mãn tính, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa đau cánh tay do chấn thương hoặc vận động quá mức. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Luôn khởi động, giãn cơ trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao.
- Hạn chế chơi các môn có cường độ mạnh.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất.
- Giảm áp lực lên các cơ quan xương khớp.
Lời khuyên
Qua bài viết, hi vọng Medplus đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đau nhức cánh tay. Đau cánh tay không phải chỉ do căng cơ thông thường. Các triệu chứng đi kèm là báo hiệu cho các bệnh tiềm ẩn nguy hiểm.
Chủ động tìm hiểu thông tin, trang bị sẵn kiến thức giúp bạn phần nào có thể biết được nguyên nhân gây bệnh, cách phản ứng hợp lý trong những tình huống nguy cấp. Việc bạn biết được nguồn gốc gây bệnh còn giúp các bác sĩ rút ngắn được quá trình kiểm tra bệnh sử và tiến hành kiểm tra chính xác hơn.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể bằng chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng nêu trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có các biện pháp xử lý kịp thời bạn nhé.
Medplus thân gửi bạn đọc danh sách các phòng khám uy tín:
Các bài viết liên quan bạn có thể tham khảo:
- Bà bầu bị nhức mỏi tay chân phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- ĐAU NHỨC ÂM Ỉ VAI VÀ CÁNH TAY – COI CHỪNG HỘI CHỨNG CHÓP XOAY VAI
- Bị đau bả vai trái – phải lan xuống cánh tay là bị gì?
Nguồn tham khảo: Hello Bacsi, Tâm Minh Đường, Thuocdantoc, Phòng khám Đa khoa Bình Dương