Site icon Medplus.vn

Đậu rựa – Từ thực phẩm cho đến dược liệu trị bệnh hiểu quả

dau-rua-tu-thuc-pham-cho-den-duoc-lieu-tri-benh-hieu-qua

dau-rua-tu-thuc-pham-cho-den-duoc-lieu-tri-benh-hieu-qua

Đậu rựa luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

dau-rua-tu-thuc-pham-cho-den-duoc-lieu-tri-benh-hieu-qua
dau-rua-tu-thuc-pham-cho-den-duoc-lieu-tri-benh-hieu-qua

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Đậu rựa, Đậu dao, Đậu kiếm, Đậu tiệp

Tên khoa học: Canavadia gladiata (Jacq) D.C

Họ: Fabaceae (Đậu)

1. Đặc điểm thực vật

Cây thảo, leo cao tới 10m, sống hằng năm. Thân tròn có khía dọc, lá kép 7 lá chét có cuống chung, xẽ rãnh ở trên, lá chét màu lục nhạt, hình trứng rộng, mềm và nhẵn. lá kèm sớm rụng. cụm hoa hình chum ở nách lá, dựng đứng, có cuống to, mang hoa ở một nửa trên. Hoa to màu trắng hay tím nhạt. đài hình ống chia 2 môi. Cánh hoa có móng, nhị dính thành 1 bó mang 10 bao phấn màu vàng. Quả lớn, dẹt, hai mép song song, cong hình chữ S. Hạt 10-14, hình bầu dục dài dẹt màu đỏ. Cây ra hoa nhiều lứa từ tháng 6-9, có quả già từ tháng 10-12

2. Bộ phận dùng

Theo kinh nghiệm dân gian hạt cây đậu rựa là thành phần được sử dụng để làm thuốc.

3. Phân bố

Cây đậu rựa có ngồn gốc từ Ấn Độ, cây thuốc này đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu. Hiện nay có rất nhiều gia đình đã trồng vị thuốc này để làm rau ăn hàng ngày

4. Thu hái – sơ chế

Cây được trong vào mùa xuân từ tháng 1-2 ÂM lịch. Đến tháng 9-10 âm lịch khi quả chín, vỏ khô thì bắt đầu hái quả tách lấy hạt phơi thật khô để làm thuốc.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

2. Tính vị

Đậu rựa có vị ngọt, tính ôn

3. Qui kinh

Quy vào kinh vị và thận.

4. Tác dụng dược lý

Theo Đông Y

5. Cách dùng – liều lượng

Ngày dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc. Có khi sao vàng tán bột. Ngày dùng 5-6g bột, dùng nước chiêu uống.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

dau-rua-tu-thuc-pham-cho-den-duoc-lieu-tri-benh-hieu-qua

1. Dùng bồi bổ can thận, tăng cường sức khỏe:

Dùng hạt đậu rựa (đậu đao) khô 10-15g sắc nước hoặc tán bột uống hàng ngày.

2. Dùng điều trị đi ngoài, kiết lỵ

Dùng quả non luộc ăn hàng ngày.

3. Tác dụng giáng khí, chỉ tả.

Vỏ quả cũng được dùng làm thuốc (đạo đậu xác). Trong tài liệu cổ có ghi vỏ đậu rựa có vị đắng, chát tính bình có tác dụng giáng khí, chỉ tả. Dùng chữa nấc cụt, lỵ mãn tính. Ngày dùng 10-15g dưới dạng thuốc sắc.

4. Bỏ nấc cụt

Thường dùng chữa chứng hư hàn mà sinh nấc (nấc cụt). ngày dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc. Có khi sao vàng tán bột. ngày dùng 5-6g, dùng nước chiêu uống.

Chỉ định và phối hợp:

Hạt ăn được và người Mèo thường nấu cháo ăn. Có thể làm nhân bánh, thổi xôi, làm tương và thức ăn cho vật nuôi. Cũng được trồng làm cây phân xanh, cây phủ đất.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version