Đau ruột thừa là dấu hiệu cảnh báo ruột thừa đang có vấn đề, thường gặp nhất là viêm ruột thừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ruột thừa bệnh nhân có thể bị vỡ, nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bệnh đau ruột thừa là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Đau ruột thừa là tình trạng gì?
Trong cơ thể, ruột thừa là một bộ phận có dạng hình túi, nhỏ như ngón tay cái, nằm về phía dưới bên phải của phần bụng. Ruột thừa có một đầu bịt kín, đầu còn lại thông với manh tràng (là đoạn đầu tiên của ruột già). Khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn bên trong ruột thừa, các chất thải đến ruột già dần bị tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây sưng viêm, nhiễm trùng. Hậu quả là gây ra bệnh lý viêm ruột thừa, mà triệu chứng điển hình là cơn đau ruột thừa.

2. Nguyên nhân đau ruột thừa
Các nguyên nhân gây đau ruột thừa có thể bao gồm:
• Viêm ruột thừa: Khi niêm mạc ruột thừa bị tắc nghẽn sẽ tạo ra áp lực bên trong gây giảm lưu lượng máu đến khu vực, có thể dẫn đến nhiễm trùng và viêm. Trong một số trường hợp, sỏi phân (hiện tượng phân cứng như đá) dịch chuyển có thể làm tắc nghẽn lòng ruột, khiến các mô ruột thừa bị viêm và nhiễm trùng. Trong số ít trường hợp khác, chấn thương ở bụng cũng có thể làm vỡ ruột thừa.

• Áp xe: Áp xe là một khối mủ có thể hình thành trong khu vực của ruột thừa và gây viêm ở ruột thừa. Quá trình điều trị có thể sẽ xử lý khối áp xe trước khi điều trị viêm ruột thừa.
• Khối u: Khối u là một nguyên nhân hiếm gặp gây đau ruột thừa. Ung thư ruột thừa thường không gây ra triệu chứng cho đến khi tiến triển nặng. Khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện là do viêm ruột thừa đã phát triển.
3. Ruột thừa nằm ở vị trí nào?
Ruột thừa có kích thước thay đổi, đường kính thường từ 0,5-1cm, dài khoảng 8cm. Gốc ruột thừa đổ vào manh tràng khoảng 3cm dưới góc hồi manh tràng, nơi 3 dãy cơ dọc hội tụ. Ruột thừa có mạc treo và rất di động nên có thể nằm ở nhiều vị trí. Bình thường ruột thừa nằm ở vị trí điểm giữa đường nối gai chậu trước trên đến rốn (điểm Mac Burney).
Vách ruột thừa rất dày, có cấu trúc 4 lớp như ruột già. Điểm đặc biệt là ruột thừa có rất nhiều mô limphô ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc. Ở người trẻ, mô limphô tạo thành một lớp liên tục với các nang limphô.
Mô limphô teo đét dần theo tuổi và biến mất ở người già (lúc đó, phần xa của ruột thừa cũng bị xơ hóa).
4. Dấu hiệu nhận biết đau ruột thừa
Có nhiều thể viêm ruột thừa, ở thể điển hình gặp trong đại đa số các trường hợp khi ruột thừa nắm đúng vị trí.
4.1. Đau bụng
4.1.1 Đau bụng dưới bên phải (Hố chậu phải) thể điển hình
- Thường đau ngẫu nhiên, có thể bắt đầu từ nhiều vị trí khác nhau trong ổ bụng, từ 1 đến 3 giờ sau khu trú về hố chậu phải.
- Đau âm ỉ, liên tục, tăng dần.
- Độ nặng của những cơn đau ruột thừa thường tăng lên trong vòng 24 giờ.
4.1.2 Một số thể khác
+ Viêm ruột thừa sau mạnh tràng: Đau vùng thắt lưng phải, có thể lan xuống hông và đùi phải do kích thích thần kinh hông to.
+ Viêm ruột thừa ở một số vị trí khác:
Khi bị viêm ruột thừa, mọi hoạt động hàng ngày của bệnh nhân đều bị gián đoạn, bởi vì chỉ cần những cử động nhỏ ảnh hưởng lên vùng bụng cũng có thể khiến cho người bệnh đau dữ dội, ví dụ như đi bộ, hắt hơi, khuân vác đồ đạc.
Như vậy, trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa chẩn đoán, điều trị sớm, hạn chế biến chứng xảy ra.
Chú ý: Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa, nếu phát hiện sớm việc điều trị tương đối dễ dàng. Để muộn sẽ có nhiều biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Cảnh giác và đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm, càng tốt với đau bụng âm ỉ, liên tục, tăng dần đặc biệt khu trú ở vùng bụng dưới bên phải.
4.2. Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên và đau bàng quang cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa đang tiến triển nghiêm trọng.
4.3. Bụng cồn cào kèm theo buồn nôn kéo dài.
Nôn ói kéo dài, đau bụng, tiêu chảy, cồn cào, khó chịu… là những biểu hiện của bệnh lý rối loạn tiêu hóa trong đó có cả viêm ruột thừa.
4.4. Run và sốt
Bệnh nhân viêm ruột thừa hay có dấu hiệu sốt nhẹ, thường từ 38 đến 38,5o C, ngoài ra còn kèm theo run, ớn lạnh.
4.5. Chán ăn
Những người đang có vấn đề về tiêu hóa thường không muốn bổ sung bất cứ thứ gì vào cơ thể dù họ vẫn biết rằng cơ thể cần phải được cung cấp năng lượng để duy trì sự sống.
4.6. Thành bụng co cứng
Bên cạnh những cơn đau ở vùng bụng dưới bên phải thì tình trạng co cứng thành bụng cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa. Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa tại Medic Bình Dương, đau ruột thừa bên trái hay bên phải thường bị nhầm lẫn với đau dạ dày.
Tuy nhiên, nếu nhận thấy cơn đau ở vùng bụng kéo dài liên tục hàng giờ, kèm sốt, nôn ói, hoặc tiêu chảy… thì bệnh nhân nên được chở đến bệnh viện ngay để thăm khám chính xác, tránh tình trạng bệnh trở nên xấu đi do phát hiện muộn.
5. Cách chữa bệnh ruột thừa hiệu quả
Nếu có các triệu chứng mắc bệnh ở trên thì bạn cần đến bệnh viện uy tín để kiểm tra chẩn đoán bệnh bằng phương pháp nội soi ruột thừa. Sau khi đã có kết quả kiểm tra bệnh về ruột thừa thì bác sỹ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ chữa bệnh hiệu quả.
Nếu bạn bị viêm khi đó bác sỹ điều trị sẽ yêu cầu phẫu thuật cắt ruột thừa. Đây là cách chữa bệnh đau ruột thừa hiệu quả nhất cần sớm thực hiện tránh diễn tiến nguy hiểm. Việc phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe. Hơn thế việc phẫu thuật được diễn ra nhanh chóng và phục hồi sau phẫu thuật nội soi sẽ nhanh hơn so với việc mổ phanh bình thường.
Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nôn không kiểm soát
- Đau bụng nghiêm trọng hơn
- Không tỉnh táo, xuất hiện tình trạng chóng mặt hoa mắt
- Nôn ra máu hoặc đi tiểu buốt
- Vết mổ xuất hiện mủ và sưng tấy
- Sốt bất thường
Nếu gặp các vấn đề này sau khi phẫu thuật để chữa bệnh đau ruột thừa thì bạn cần báo ngay cho bác sỹ điều trị để giải quyết kịp thời.
Nguồn tham khảo: