Site icon Medplus.vn

Dâu Tằm – Loại trái cây phổ biến với khả năng trị bệnh tuyệt vời

6dau tam 2 - Medplus

Dâu Tằm luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Dâu tằm, Tang, Dâu tàu, Mạy mọn, Mạy bơ (Tày), Co mọn (Thái), Nằn phong (Dao)

Tên khoa học: Morus alba L.

Họ: Moraceae (Dâu tằm)

1. Đặc điểm dược liệu

Dâu tằm là một loại cây gỗ có chiều cao rơi vào khoảng 2 – 3m. Tang diệp chính là lá của loại cây này, có hình bầu dục, có lá kèm, nguyên hoặc chia 3 thùy. Phần đầu lá nhọn hay hơi tù, mép có răng cưa, các lá mọc so le với nhau.

Từ cuống lá sẽ tỏa ra 3 gân rất rõ rệt. Mặt trên của lá màu vàng lực hay nâu vàng nhạt, đôi khi có chứa các nốt nhỏ nhô lên. Còn mặt dưới lá có màu nhạt hơn, có lông tơ mịn rải rác ở trên gân lá. Lá dâu tằm thường nhăn nheo, chất giòn và dễ gãy vụn.

2. Bộ phận dùng

Lá của cây dâu tằm chính là bộ phận được dùng làm vị thuốc với tên gọi tang diệp.

3. Phân bố

Cây dâu tằm thường mọc ở những vùng thổ nhưỡng ẩm và có nhiều ánh sáng. Trên thế giới, loại cây này được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc. Riêng ở Việt Nam, cây có ở nhiều nơi, mục đích trồng phổ biến nhất là để nuôi tằm, có nơi dùng làm thuốc.

4. Thu hái và sơ chế

Lá của cây dâu tằm thường được thu hái vào mùa thu, thời điểm trời có sương. Cần thu hái những lá bánh tẻ (không quá non hay quá già), còn nguyên màu xanh lục, không bị vàng úa, không vụn nát và không sâu.

Sau khi hái về đem rửa sạch lá rồi để ráo nước và phơi trong bóng râm cho đến khi khô giòn. Hoặc cũng có thể sấy khô lá ở nhiệt độ thấp. Lá dùng để nuôi tằm, quả đem nấu rượu và làm thuốc.

5. Bảo quản

Dược liệu khi đã được sơ chế khô cần cho vào túi kín, bảo quản nơi khô mát, phòng mối mọt cũng như ẩm mốc.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Dược liệu được ghi nhận là có vị ngọt, và tính hàn.

 Thành phần hóa học

Lá dâu tằm:

Cành dâu tằm:

Quả dâu:

3. Tác dụng của dược liệu

Theo y học cổ truyền, cây dâu tằm có tác dụng tức phong (trừ gió độc), minh nhĩ mục (thính tai sáng mắt), nhuận trạng thông tiện, ô tu phát (làm đen râu tóc), tư âm dưỡng huyết, bổ thận… nên được ứng dụng trong điều trị các bệnh như sau:

4. Cách dùng – liều lượng

Liều dùng cây dâu tằm còn phụ thuộc nhiều vào mục đích điều trị và bài thuốc tương ứng. Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng vì dâu tằm có tính hàn nên ăn nhiều sẽ không tốt, nhất là những người có hoạt động hệ tiêu hóa kém như tiêu chảy, sôi bụng…

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Hen suyễn, ho

Sắc uống 20 – 40 gam vỏ rễ, có thể thêm địa cốt bì và cam thảo cho dễ uống.

2. Chân tay phù nề, khó tiêu

Sắc uống vỏ rễ dâu, vỏ quít, vỏ cam, phục linh, vỏ gừng.

3. Viêm khớp sưng phù, đầu ngón tay đau nhức, chân tay tê bại, trong đợt lạnh nhiều

Sắc uống Cành Dâu, Uy linh tiên, Kê huyết đằng, mỗi vị 12g.

4. Bổ huyết, an thai khi bị động thai ra máu

Sắc uống Tục đoạn và Tầm gửi thêm rễ gai.

5. Đái nhạt, đái dắt

Tổ bọ ngựa Dâu, kim anh đem nướng cháy, tán mịn rồi đem uống với rượu, dùng khi đói.

6. Chữa tiểu tiện ít, hen suyễn, đau nhức xương, thấp khớp

Sắc uống 6 – 12 gam vỏ rễ dâu.

Chữa mắt mờ, thiếu mắt: Dùng quả ngâm rượu (15 – 20 quả) uống. Sử dụng siro dâu tằm bôi lên vết loét, lở ở lưỡi,họng giúp chữa đau lưỡi, họng.

7. Thiếu máu, da xanh xao, choáng, mất ngủ, chóng mặt

Ngâm rượu quả dâu Hoặc sắc thuốc uống gồm có Hà thủ ô đỏ, Câu Kỷ tử, nhân hạt táo, mỗi vị 10g.

8. Giải khát, trị táo bón

Uống 2 – 3 ly nước dâu mỗi ngày.

Kích thích ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe: Uống 1 – 2 ly nước dâu trước khi ăn để kích thích vị giác, tăng cường hệ tiêu hóa và dùng 1 ly trước khi đi ngủ để được say giấc hơn.

9. Trị ra mồ hôi trộm ở trẻ em, người lớn (bàn tay)

Dùng lá dâu bánh tẻ (12 gam) đem nấu canh với tép, tôm. Hoặc sắc thuốc uống gồm hạnh nhân, liên kiều mỗi vị 12 gam, cam thảo (4 gam), bạc hà, cát cánh (8 gam), lô căn (20 gam).

10. Dự phòng cảm cúm

Sắc uống cúc hoa, lá dâu (12 gam), thảo quyết minh (8 gam).

11. Huyết áp cao

nấu nước hạt ích mẫu và lá dâu ngâm chân vào buổi tối khoảng 30 – 40 phút trước khi đi ngủ.

12. Trị viêm kết mạc cấp tính, đau mắt

Xông mắt bằng nước lá dâu. Ngoài ra, dùng lá dâu bánh tẻ rửa sạch, giã nguyễn đắp có thể đánh tan huyết khi bị đau mắc đỏ.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Dâu tằm không chỉ được dùng để uống giải khát, thanh lọc cơ thể mà còn được dùng như một vị thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, dâu tằm có tính hàn nên không thích hợp dùng nhiều cho những người bị tiêu chảy, sôi bụng. Dâu tằm kỵ kim loại nên khi nấu nước dâu, bạn nên sử dụng nồi đất hoặc nồi tráng men.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version