Site icon Medplus.vn

[ DÂY ĐÒN GÁNH ] – Thảo dược trị bách bệnh

Dây đòn gánh

Dây đòn gánh

A. Thông tin về cây Dây đòn gánh

Dây đòn gánh còn được gọi là Dây gân, Dây con kiến, Dây xà phòng, Đơn tai.

Tên khoa học: Gouania leptostachya DC., thuộc Họ: Rhamnaceae

Cây có công dụng trong việc: Chữa tổn thương do đòn ngã sưng tấy, tụ máu, bỏng, tê thấp (cả cây). Còn chữa sốt (lá giã đắp vào trán và gan bàn tay).

1. Đặc điểm của cây

Hình ảnh dây đòn gánh

2. Phân bố và chế biến

Phân bố: Cây mọc hoang tại khắp các tỉnh miền Bắc nước ta, thường ở những nơi dãi nắng.
Chế biến: Dùng tươi.

3. Bộ phận dùng

Người dân thường sử dụng toàn bộ phận trên mặt đất của cây.

4. Tính vị

Dây lá vị chua, se, tính mát.

5. Thành phần hoá học

Lá đắng do có alcaloid, vỏ và lá đều chứa saponin.

B. Công dụng và liều dùng

Người dân thường giã nhỏ cây dây xanh rồi thêm ít rượu xoa bóp vào những nơi sưng tấy đau nhức do bị đòn, ngã bị thương sưng tấy. Thường dùng ngoài không kể liều lượng. Có khi vừa xoa bóp bên ngoài, vừa ngâm rượu uống.
Còn dùng chữa bỏng, kinh nguyệt không đều.

C. Các bài thuốc trị bệnh từ Dây đòn gánh

1) Trị sốt cao do cảm cúm và đau họng

Lá dây gân tươi 16g.

Giã nát rồi đắp vào lòng bàn tay và trán để hạ thân nhiệt.

2) Trị cảm gió

Dây gân 8 – 16g.

Sắc với 2 bát nước còn lại nửa bát, đem uống sau khi ăn trưa. Thực hiện bài thuốc trong vòng 2 ngày và dùng ăn với cháo ngải cứu/ tía tô để giải cảm.

3) Trị sốt rét

Dây đòn gánh 10g, thảo quả 10g, thường sơn 12g, lá mãng cầu tươi 10g, ô mai 4g, cây chó đẻ 8g, binh lang (hạt cau) 4g và dây cóc 4g.

Đem sắc lấy nước và dùng uống trước khi lên cơn khoảng 2 giờ.

4) Chữa chấn thương gây tụ máu, sưng tấy và đau nhức

Lá và thân dây đòn gánh.

Đem rửa sạch, để ráo rồi giã nhỏ, chế thêm rượu ở nồng độ cao vào rồi đắp lên vết thương.

Lưu ý: Không áp dụng mẹo chữa này đối với chấn thương có hở da và chảy máu.

5) Đau nhức xương khớp

Dây đòn gánh tươi (bỏ lá).

Đem cắt ngắn, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Cứ 1kg dược liệu thì dùng 3 lít rượu, đem ngâm trong vòng 30 ngày là dùng được.

Có thể dùng uống hoặc xoa bóp ngoài da để giảm đau nhức xương khớp.

6) Trị bỏng nước sôi nhẹ

Lá và thân của dây đòn gánh.

Giã nát và thêm ít nước sôi để nguội vào ngâm trong một lúc. Sau đó chiết lấy dịch thoa lên vết bỏng liên tục để làm dịu da và giảm đau.

D. Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ dây đòn gánh

Không dùng cho phụ nữ mang thai.

Dây đòn gánh có thể tương tác với một số loại thuốc Tây y, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phối hợp.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây dây đòn gánh11121 cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác

Exit mobile version