Site icon Medplus.vn

DÂY KHỐ RÁCH – Công dụng chữa bệnh ít người biết

Dây khố rách

Dây khố rách

A. Thông tin về Dây khố rách

Dây khố rách còn thường được gọi là: Phi hùng, Thiên tiên đằng, Phòng kỷ, Cuốp ma

Tên khoa học: Aristolochia tagala Cham, tên đồng nghĩa: Aristolochia roxburghiana Klotzsch, thuộc Họ: Aristolochiaceae (Mộc hương)

Cây có công dụng trong việc: Giảm đau, giúp tiêu hoa tốt, chữa đau bụng, lỵ, ỉa chảy, mụn nhọt, kinh nguyệt bế tắc; viêm loét dạ dày, viêm ruột, viêm họng, phong thấp (Rễ sắc uống).

1. Đặc điểm của cây

Hình ảnh dây khố rách

2. Phân bố và thu hái

Phân bố và sinh trưởng:

Thu hái và chế biến: Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đào về rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.

3. Bộ phận dùng

Người ta dùng rễ, thân và hạt của dây khố rách để làm thuốc trị bệnh (Phổ biến nhất là rễ).

4. Tính vị và công năng

Rễ dây khố rách có vị cay đắng, tính lạnh, mùi hắc, hơi độc, chữa đờm, kết khí tích tụ

Thân dây khố rách có vị đắng the, hơi ấm, có tác dụng sơ phong, hoạt huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu thũng

Hạt dây khố rách có vị đắng the tính lạnh vào các kinh phế, đại tràng, mát phổi hạ khí, tiêu đờm ngừng ho.

5. Thành phần hoá học

Dây khố rách chứa acid aristolochic và glucosid.

B. Công dụng và liều dùng

-Rễ được dùng chữa mụn nhọt sưng tấy, rắn độc cắn, tăng huyết áp hay ngô độc. Liều dùng 4 – 12g sắc uống.

-Thân dây chữa bệnh trĩ lở sưng, chảy máu, viêm đường tiết niệu đái buốt. Hãi Thượng Lãn Ông cũng đã dùng dây khố rách để chữa phụ nữ có thai hai chân phù thũng. Liều dùng: 10 – 20 g sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

-Hạt chữa phổi nóng, ho đờm, hen suyễn. Liều dùng: 3 – 6g. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

C. Bài thuốc trị bệnh từ Dây khố rách

Chữa trĩ lở sưng chảy máu, viêm đường tiết niệu, đái buốt: Dây khố rách 15 g, mộc thông, hoàng đằng, mỗi vị 10g, sắc uống ngày một thang.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dây khố rách cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác

Exit mobile version