Site icon Medplus.vn

DÀY SỪNG QUANG HÓA LÀ GÌ ?

Cùng Medplus tìm hiểu dày sừng quang hóa là gì bạn đọc nhé!

1. Dày sừng quang hóa là gì?

Dày sừng quang hóa

Dày sừng quang hóa (hay còn gọi là dày sừng ánh sáng – Actinic Keratosis) là một sang thương da gây ra bởi tia tử ngoại mà có thể tiến triển thành ung thư tế bào đáy. Đây là những sang thương thường gặp nhất ở da và chúng có khả năng tiến triển thành ác tính.

Dày sừng ánh sáng được thấy ở những người có màu da sáng, ở trên vùng da phơi bày ánh nắng lâu dài. Úc, 1 đất nước có tỷ lệ ung thư da cao nhất thế giới, dày sừng quang hóa phổ biến trong độ tuổi >40 đã được báo cáo là có tỷ lệ từ 40-60%.

Tính chất tiền ác tính của dày sừng ánh sáng được ghi nhân cách đây hơn 100 năm, với tên gọi là vẩy dày sừng mà nguyên nhân là bởi ánh sáng mặt trời.

2. Nguyên nhân của dày sừng quang hóa là gì?

Dày sừng quang hóa gây ra bởi tia cực tím. Cả về dịch tễ quan sát và đặc tính sinh học phân tử của tế bào u gợi ý chỉ đơn thuần tia cực tím là đủ để gây dày sừng ánh sáng. Nhạy cảm với tia cực tím là di truyền; dày sừng ánh sáng xảy ra thường xuyên hơn ở người da trắng, tóc đỏ và vàng mà ở những người này thường xuyên bị bỏng nắng và ít rám da.

Tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và với cường độ cao làm gia tăng nguy cơ phát xuất hiện sừng ánh sáng. Ức chế miễn dịch do sau ghép tạng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện của dày sừng ánh sáng. Tuy nhiên, dày sừng ánh sáng không xuất hiện nếu không tiếp xúc ánh sáng mặt trời.

Các nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quán giữa papillomavirus da và dày sừng ánh sáng. Vai trò của papillomavirus  trong việc sinh ra u da đã được phát hiện vào những năm 1950 và nhóm papillomavirus ở người có liên quan với u da là nhóm beta-papillomavirus. DNA của Beta-papillomavirus được tìm thấy ở da khỏe mạnh và ở u thư tế bào vảy, ung thư tế bào đáy và dày sừng ánh sáng.

Một nghiên cứu năm 2007 gợi ý rằng rất ít có sự liên quan giữa beta-papillomavirus và dày sừng ánh sáng; tuy nhiên, khi đánh giá cùng với các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tuổi, tổn thương da, màu da, nguy cơ của dày sừng ánh sáng tăng khoảng 13 lần. Cơ chế chính xác tại sao họ virus này có liên quan đến sự phát triển khối u thì chưa rõ.

3. Triệu chứng dày sừng quang hóa là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dày sừng quang hóa bao gồm:

4. Điều trị dày sừng quang hóa như thế nào?

Vảy sừng quang hoá thường bị loại bỏ vì chúng khó coi hoặc không thoải mái, hoặc do nguy cơ ung thư da có thể phát triển trong đó.

Điều trị dày sừng quang hóa đòi hỏi phải loại bỏ các tế bào da bị khuyết tật. Biểu bì tái sinh từ xung quanh hoặc nang tế bào sừng không bị ảnh hưởng bởi nắng. Vùng DSQH mềm, dày, loét hoặc mở rộng nên được điều trị tích cực. Các dày sừng phẳng không triệu chứng có thể không cần điều trị tích cực nhưng cần được theo dõi.

Liệu pháp vật lý

Liệu pháp vật lý được sử dụng để phá huỷ các dày sừng tách biệt nhau có triệu chứng thông thường hoặc có bề mặt cứng dày. Nơi các tổn thương sau liệu pháp vật lý có thể tái phát các dày sừng, trong trường hợp này chúng có thể được tái điều trị bằng cùng một phương pháp hoặc bằng một phương pháp khác.

Liệu pháp áp lạnh bằng ni tơ lỏng

Trong liệu pháp làm lạnh, phun ni tơ lỏng là cần thiết để đảm bảo độ sâu và đảm bảo thời gian đóng băng phù hợp. Độ sâu và thời gian phụ thuộc vào vị trí, chiều rộng và độ dày của tổn thương.

Thời gian điều trị dao động từ 5-10 ngày nếu tổn thương ở vùng mặt, 3-4 tuần ở cánh tay, 6 tuần hoặc hơn ở chân. Liệu pháp làm lạnh để chưa trị dày sừng bề ngoài thường không để lại dấu, nhưng nếu thời gian đông lạnh lâu hơn dẫn đến giảm sắc tố da hoặc sẹo.

Cạo, nạo và đốt điện

Cạo, nạo và đốt điện có thể là phương pháp cần thiết để loại bỏ một sừng da hoặc một dày sừng quang hoá nở rộng. Chữa lành vết thương có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn, tuỳ thuộc cơ địa. Một mẫu xét nghiệm được gửi để kiểm tra bệnh lý.

Cắt bỏ

Cắt bỏ đảm bảo dày sừng đã được loại bỏ hoàn toàn và cần phải xác nhận bởi khoa nghiên cứu bệnh học. Các vết thương phẩu thuật được khâu lại. Chỉ khâu được lấy ra sau vài ngày, thời gian tuỳ thuộc vào kích thước và vị trí của tổn thương. Thủ thuật này để lại một vết sẹo vĩnh viễn.

Điều trị tại chỗ

Các loại kem bôi được sử dụng để điều trị các khu vực da bị tổn thương do nắng và các dày sừng quang hoá phẳng, đôi khi được sử dụng sau các phương pháp vật lý.

Là phương pháp hiệu quả nhất đối với vùng da mặt.

Xử lý trước với chất tiêu sừng (như kem urea, thuốc mỡ acid salicylic hoặc thuốc đắp retinoid) và làm sạch da triệt để cải thiện đáp ứng điều trị. Kết quả điều trị đa dạng và liệu trình điều trị có lẽ cần lặp lại theo thời gian. Ngoại trừ Gel Diclofenac, tất cả điều trị tại chỗ đều gây ra các phản ứng viêm cục bộ như đỏ, phồng rộp và khó chịu trong một khoảng thời gian dài hay ngắn tuỳ cơ địa.

Ure điều trị dày sừng quang hóa

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về dày sừng quang hóa, hy vọng bài đọc sẽ giúp ích nhiều cho bạn

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm những thông tin liên quan:

Exit mobile version