Site icon Medplus.vn

Dạy trẻ cách ứng xử đúng mực từ nhỏ

Dạy trẻ cách ứng xử đúng mực từ nhỏ

Dạy trẻ cách ứng xử đúng mực từ nhỏ

Nhiều bố mẹ cho rằng nghĩ rằng: “Bé còn quá nhỏ để hiểu một hành động là đúng hay sai”. Tuy nhiên, theo Giáo sự Gardner, ĐH Oxford, Anh Quốc, các bé từ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu học hành vi, hầu hết các bé trước 5 tuổi đều bắt chước, nắm bắt thành thạo hành vi của cha mẹ và có thể hiểu được hành vi tốt hay xấu. Chính vì thế, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng mực, định hướng hành vi cho con trước 5 tuổi thông qua tình huống diễn ra hằng ngày với bố mẹ và người chăm sóc.

Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của trẻ trước 5 tuổi

1. Hành vi của cha mẹ (hoặc người chăm sóc)

Mọi hành vi xấu hoặc tốt của cha mẹ (người chăm sóc bé) sẽ được bé tiếp thu không chọn lọc và bắt chước cực kì chính xác. Thời điểm học hỏi nhanh là khi bé bước qua 10 tháng tuổi. Bé có thể nhìn vào nét mặt (mắt và chân mày) để đoán hành vi của bố mẹ hoặc người chăm sóc.

2. Cách xử lý tình huống của cha mẹ hoặc người chăm sóc.

Bé cũng dễ dàng học được cách biểu hiện hành vi của những người xung quanh thông qua các tình huống trong cuộc sống.

Dạy trẻ cách ứng xử đúng mực từ nhỏ

Những tình huống thường gặp và phương pháp dạy trẻ em cách ứng xử đúng mực

Tình huống 1: Phát triển hành vi nhận thức, ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của bé

Bé đòi nhiều lần 1 món đồ và bố mẹ không đồng ý với con. Kết quả bé vẫn tiếp tục đòi và cuối cùng là khóc lóc vật vã. Tình huống này thường gặp các bé từ 7 – 16 tháng tuổi và cũng gặp ở 1 số bé lớn 3-4 tuổi.

Xử lý sai

Thông thường, bố mẹ sẽ giải quyết tình huống này bằng cách nói “Không” với con kể cả khi bé vẫn tiếp tục đòi hỏi. Điều này dẫn đến hệ quả là bé “ăn vạ, đập đầu xuống đất hoặc xuống gối” khiến bố mẹ phải đưa món đồ chơi để bé không khóc nữa.

Xử lý đúng

Gs.Bs. Penny, Trung Tâm Phát triển hành vi trẻ nhỏ Westbrook, Anh Quốc, khuyên cha mẹ:

Theo bác sĩ, Penny, Trung Tâm Phát triển hành vi trẻ nhỏ Westbrook, Anh Quốc, cách làm này hoàn toàn sai. Điều này khiến bé hiểu rằng câu trả lời “Không” này chỉ duy trì trong một khoảng thời gian nhất định và một số bé còn cho rằng bố mẹ sẽ đồng ý nếu mình tiếp tục đòi hỏi. Thay vào đó, bố mẹ nên thực hiện theo những bước sau:

Tình huống 2: Xây dựng tính tự chủ và chịu trách nhiệm cho con

Các bé thiếu tính tự chủ và khả năng chịu trách nhiệm thường khá nhút nhát và dễ gặp thất bại trong cuộc sống khi lớn lên. Do trẻ không có kỹ năng phân tích nên não bộ cũng kém phát triển hơn.

Một trong những tình huống phổ biến mà nếu dạy con cách ứng xử không đúng có thể ảnh hưởng đến tính tự lập và chịu trách nhiệm của con đó là khi bé chạy bị ngã hoặc đụng trúng đồ vật rốt té. Mặc dù chỉ là ngã bình thường không có thương tích nghiêm trọng, bé sẽ khóc và khóc to hơn khi bố mẹ tới gần.

Xử lý sai

Thông thường, bố mẹ sẽ xử lý tình huống trên bằng cách bế bé dậy và đánh nhẹ vào vật dụng làm bé ngã và nói rằng “mẹ đánh cái ghế này, cái ghế hư quá làm cu Bin mẹ ngã, đánh cái ghế này,..”. Làm vạy sẽ khiến bé sẽ nín khóc nhanh chóng nhưng hệ lụy mang lại thì không hề tốt.

Xử lý đúng

Theo Giáo sư Kelly, chuyên gia phân tích não bộ đến từ Mỹ, cách làm trên là sai vì sẽ dạy cho bé cách đổ lỗi công khai cho người khác (ở đây chính là cái ghế). Vì thế, bé hiểu rằng bé không bao giờ sai và ở những lần tiếp theo bị ngã bé sẽ khóc to hơn.

Đừng nghĩ xử lý hành vi này là vô hại, đó là cách dạy cho bé hành vi thiếu tự tin trong tình huống của cuộc sống. Các bé trước 5 tuổi cần sự khuyến khích yêu thương của cha mẹ để đối phó với nhiều tình huống khác nhau trước 5 tuổi, nhưng không phải ở dạng là bé luôn được bảo vệ. Vậy trước tình huống này, bố mẹ nên làm gì:

Làm theo cách dạy trẻ ứng xử này, bố mẹ sẽ thấy được sự khác biệt: khi té, bé chỉ khóc 1-2 tiếng và tự đứng dậy, bé cũng ít nhõng nhẽo hơn vì bé đã học được hành vi tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân.

Tình huống 3: Dạy trẻ cách giao tiếp với người khác

Giao tiếp đóng vai trò quan trọng giúp bé phát triển và thành đạt khi lớn lến. Tính huống dưới đây chính là một ví dụ điển hình cho việc dạy trẻ cách giao tiếp với người khác và thường gặp ở bé 1 tuổi trở lên.

Bé chơi chung đồ chơi với một bạn khác, khi thấy bạn động vào đồ chơi của mình, bé sẵn sàng cắn hoặc đánh vào mặt bạn, làm bạn khóc.

Xử lý sai

Khi gặp tình huống này, đại đa số các bố mẹ sẽ thường hỏi thăm con mình trước rồi mới hỏi đến bé còn lại. Tuy nhiên, nếu làm theo cách này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp của con về sau.

Xử lý đúng

Theo Giáo sư Penny, trong tình huống này, bố mẹ nên cho bé nhận thấy cách xử lý tình huống công bằng và nghiêm túc của thay vì thiên vị bên nào.

Làm tốt theo cách xử lý này, bé sẽ không tái diễn hoặc nếu tái diễn, bé cũng sẽ ít khóc và chịu lắng nghe nhiều hơn.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version