Site icon Medplus.vn

DỊ ỨNG THỨC ĂN: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

Cùng với Medplus tìm hiểu về dị ứng thức ăn là gì bạn đọc nhé!

Dị ứng thức ăn

1. Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là phản ứng bất thường đối với thực phẩm khi cơ thể lầm tưởng một loại thức ăn nào đó là có hại.

Đây là bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, chúng có thể là bệnh mạn tính kéo dài một thời gian hoặc cấp tính đột ngột.

Khi cơ thể tiếp xúc với chất mà hệ thống xác định là chất gây hại thì các kháng thể IgE sẽ được sinh ra.

Các phản ứng này có thể gây ra bệnh nghiêm trọng hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Thức ăn gây dị ứng thường chứa nhiều histamine hoặc trong quá trình chuyển hóa thức ăn làm sản sinh ra histamine.

Các chất này đọng lại trong cơ thể gây phù nề tại chỗ hoặc khắp cơ thể.

Ngoài ra protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật trong thức ăn có thể gây dị ứng.

Protein này có đăc điểm bền với nhiệt nên khi đã nấu thức ăn kĩ ở nhiệt độ cao, protein vẫn giữ được cấu trúc ban đầu và gây ra tình trạng bệnh.

2. Nguyên nhân dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn liên quan nhiều đến cơ chế miễn dịch của cơ thể. Mỗi người đều có thể dị ứng với một hoặc nhiều loại thức ăn khác nhau tùy theo cơ địa của họ mẫn cảm với những yếu tố nào.

Khi một loại thức ăn được đưa vào cơ thể, nếu hệ miễn dịch quá mẫn với chúng sẽ tăng sinh các kháng thể Globulin miễn dịch E (kháng thể IgE) nhằm chống lại và trung hòa các yếu tố lạ (dị nguyên) trong các loại thức ăn này.

Trong quá trình tăng sinh IgE, hệ miễn dịch của bạn cũng sẽ giải phóng một loạt histamine từ tế bào mast dưới da. Đây là một hoạt chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong các phản ứng dị ứng. Khi histamine được giải phóng với một lượng lớn sẽ kích hoạt các phản ứng dị ứng với nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng như các triệu chứng ngoài da, triệu chứng hô hấp, tiêu hóa, thần kinh,…

Mặc dù có rất nhiều loại thực phẩm gây dị ứng. Tuy nhiên thống kê cho thấy có một số thực phẩm có tỉ lệ dị ứng cao, gồm có:

3. Triệu chứng dị ứng thức ăn là gì ?

Đối với một số người, một phản ứng dị ứng với một loại thức ăn cụ thể có thể không thoải mái nhưng cũng không nghiêm trọng với cơ thể. Tuy nhiên, với người khác, một phản ứng dị ứng thức ăn có thể rất đáng sợ và thậm chí còn đe dọa đến tính mạng .

Các triệu chứng dị ứng thức ăn thường phát triển trong vòng vài phút đến hai giờ sau khi ăn thực phẩm vi phạm. Các triệu chứng dị ứng thức ăn phổ biến nhất bao gồm:

  • Nổi mẩn ngứa toàn thân hoặc ngứa trong miệng, nổi mề đay, phát ban, chàm, sưng môi, sưng mặt, lưỡi, cổ họng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở.
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Sốc phản vệ: Ở một số người, dị ứng thức ăn có thể kích hoạt phản ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ. Điều này có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng có thể đe dọa đến tính mạng bao gồm:

  • Hạn chế và thắt chặt đường thở.
  • Cổ họng bị sưng hoặc cảm giác bị nghẹn ở cổ họng khiến cho quá trình thở khó khăn.
  • Sốc với sự giảm huyết áp đột ngột và nghiêm trọng.
  • Mạch đập nhanh.
  • Chóng mặt hoặc mất ý thức.

Điều trị khẩn cấp là rất quan trọng với phản ứng sốc phản vệ. Trong trường hợp không được điều trị, bệnh nhân có thể hôn mê và thậm chí dẫn đến tử vong.

4. Điều trị dị ứng thức ăn như thế nào?

Điều trị đặc hiệu

Loại bỏ dị nguyên bằng cách ăn theo chế độ riêng, loại bỏ các thức ăn gây dị ứng ở trong chế độ ăn uống của  người bệnh là phương thức điều trị và ngăn chặn an toàn và hữu hiệu nhất.

Phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu: được chỉ định khi không loại bỏ được  dị nguyên. Thực chất của phương pháp này là đưa dị nguyên gây bệnh vào cơ thể nhiều lần với liều nhỏ tăng dần, làm hình thành trong cơ thể những kháng thể bao vây (IgG4) ngăn cản dị nguyên kết hợp kháng thể dị ứng. Do đó bệnh dị ứng không phát sinh, nếu phát sinh chỉ ở mức độ nhẹ.

Ngoài ra còn có các phương pháp khác: ức chế sự hình thành kháng thể dị ứng, ức chế sự kết hợp dị nguyên với kháng thể dị ứng…Thực tế các  phương pháp này ít được áp dụng.

Điều trị không đặc hiệu

Vô hiệu hoá các hoạt chất trung gian: histamin, serotonin, bradykinin, acetylcholin v.v… bằng các thuốc kháng histamin, kháng serotonin, tiêu acetylcholin (kháng cholin)… Corticoid được sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh dị ứng, nhưng cần thận trọng, chỉ định đúng, dùng đủ liều, ngắn ngày…

Điều trị các rối loạn chức năng, tổn thương tổ chức, các triệu chứng dị ứng  (mày đay, ngứa, khó thở, đau bụng, hạ huyết áp…).

Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Dị ứng thức ăn, hy vọng bài đọc sẽ giúp ích nhiều cho bạn

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm những thông tin liên quan:

Exit mobile version