Site icon Medplus.vn

7 điểm mới của bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 cần biết

Bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình bảo hiểm hỗ trợ người lao động (NLĐ) trong trường hợp NLĐ không còn giao kết hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động.

Vậy người lao động có nhất thiết phải tham gia loại bảo hiểm này không? Điều kiện, đối tượng, quyền lợi của bảo hiểm thất nghiệp cụ thể như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua nội dung bài viết bên dưới đây nhé.

1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp

bảo hiểm thất nghiệp mang tới sự hỗ trợ cho người lao động trong trường hợp họ chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động

Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội (BHXH) được triển khai bởi nhà nước Việt Nam, nhằm mang tới sự hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) trong trường hợp họ chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Trên cơ sở quỹ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm này sẽ hỗ trợ NLĐ học nghề và tìm kiếm các công việc khác.

Bảo hiểm thất nghiệp còn được xem là một trong những chính sách an sinh xã hội cực kỳ hữu ích dành cho NLĐ, và được xem là chiếc phao cứu sinh giúp NLĐ giải quyết các khó khăn trong công việc.

2. Tính chất bắt buộc của bảo hiểm thất nghiệp

Điều 43 của luật Việc làm nhà nước Việt Nam đã quy định cụ thể các nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc, đó là:

2.1. Người lao động

Theo quy định này, NLĐ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi giao kết hợp đồng lao động hay các loại hợp đồng làm việc phù hợp với các tiêu chí:

Trường hợp ngoại lệ, người lao động nếu đang được hưởng lương hưu hoặc được trợ cấp hàng tháng do bị mất sức, nhưng vẫn đang tiếp tục làm thêm công việc có giao kết hợp đồng lao động thì không bắt buộc phải tham gia loại bảo hiểm thất nghiệp này.

2.2. Đơn vị sử dụng lao động

Đơn vị sử dụng lao động/NSDLĐ được quy định phải bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ với thời hạn 30 ngày, tính từ ngày hợp đồng lao động phát huy hiệu lực, gồm có:

Người lao động cần biết rằng khi cùng thực hiện nhiều hơn 1 hợp đồng lao động thì NLĐ và NSDLĐ đầu tiên sẽ tiến hành đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

3. Điều kiện được trợ cấp bảo hiểm thấp nghiệp

Điều kiện được trợ cấp bảo hiểm thấp nghiệp được quy định theo Luật Việc làm của Nhà nước Việt Nam

Điều 49 trong Luật Việc làm của Nhà nước Việt Nam đã quy định, NLĐ sẽ được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp khi thoả mãn được những điều kiện như sau:

1. NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động/làm việc ngoại trừ:

2. NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu 12 tháng, trong khoảng thời gian 24 tháng (đây là thời điểm trước lúc NLĐ kết thúc hợp đồng lao động/làm việc, áp dụng cho các trường hợp được quy định cụ thể tại các điểm a, b được nêu ở điều 43 của Luật việc Làm;

Hoặc NLĐ đã tham gia bảo hiểm này tối thiểu 12 tháng, trong vòng 36 tháng (đây là thời điểm trước lúc NLĐ kết thúc hợp đồng lao động, áp dụng cho các trường hợp được quy định tại điểm c, khoản 1, điều 43 của Luật Việc làm.

3. NLĐ đã nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm đầy đủ hồ sơ yêu cầu được hưởng trợ cấp thấp nghiệp.

4. NLĐ chưa tìm được 1 công việc mới trong vòng 15 ngày sau khi NLĐ đã nộp hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp thấp nghiệp.

Trừ các trường hợp như:

4. Mức đóng bảo hiểm

Điều 57, Luật Việc làm của Nhà nước Việt Nam năm 2013 đã quy định về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp rất chi tiết, cụ thể NLĐ và NSDLĐ cần chi trả mức đóng hàng tháng như sau:

5. Mức hưởng bảo hiểm

Điều 50, Luật Việc làm của Nhà nước Việt Nam đã quy định cụ mức hưởng trợ cấp thất nghệp hàng tháng mà NLĐ được hưởng sẽ bằng 60% mức tiền lương trung bình hàng tháng mà NLĐ tham gia bảo hiểm này, tính theo 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thất nghiệp.

Điều luật này cũng quy định rằng, người lao động được nhận trợ cấp thấp nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở, áp dụng cho người lao động thuộc nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương theo quy định của Nhà nước; hoặc tối đa không qua 5 lần mức lương tối thiểu vùng do Bộ luật lao động quy định, áp dụng với NLĐ tham gia bảo hiểm theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động đưa ra quyết định tại lúc kết hợp đồng lao động/làm việc.

6. Thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp

khi đóng bảo hiểm đầy đủ từ 12-36 tháng thì người lao động sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp

6.1. Thời gian hưởng quyền lợi bảo hiểm

Thời gian mà người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính thông qua số tháng mà người lao động tham gia bảo hiểm.

Theo quy định này, khi đóng bảo hiểm đầy đủ từ 12-36 tháng thì người lao động sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, nếu cứ đóng bảo hiểm đầy đủ thêm 12 tháng, thì người lao động sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Lưu ý mức hưởng trợ cấp này sẽ không vượt quá 12 tháng.

6.2. Thời điểm người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo các quy định ở khoản 1, điều 46 của Luật Việc làm Việt Nam.

Thời điểm mà người lao động được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH là từ ngày thứ 16 trở đi, tính từ khi người lao động đã nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

7. Hồ sơ nhận trợ cấp từ bảo hiểm thất nghiệp

Điều 16, nghị định 28 năm 2015 của chính phủ Việt Nam đã đưa ra quy định về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ, gồm có những loại giấy tờ sau đây:

1. Giấy đề nghị hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo mẫu có sẵn của nhà nước.

2. Bản chính (hoặc bản sao có công chứng) của một trong số những loại giấy tờ/chứng từ sau:

Trong khoảng thời gian 3 tháng tính từ ngày NLĐ và đơn vị sử dụng lao động kết thúc hợp đồng lao động thì NLĐ phải tiến hành nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ yêu cầu hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp đến địa chỉ Trung tâm dịch vụ Việc làm để được xử lý. NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp vào đúng ngày được ghi trong phiếu hẹn.

Lưu ý:

Trong vòng 5 ngày tính từ ngày người lao động được cơ quan BHXH thông qua về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động cần đến cơ quan BHXH để được hưởng mức trợ cấp theo quy định.

8. Kết luận

Trên đây là nội dung thông tin cần thiết liên quan đến việc hưởng trợ cấp từ bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp chính là chính sách BHXH có tính nhân văn rất lớn.

Nếu người lao động muốn có một biện pháp dự phòng tài chính ổn định trước tình huống không có việc làm trong một thời điểm ở tương lai, hãy thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo kế hoạch tài chính ổn định trước các tình huống trên nhé!

Xem thêm:

Exit mobile version