Site icon Medplus.vn

Diệp hạ châu – Cùng tìm hiểu khả năng “Bách bệnh bách thắng” của vị thuốc

12 diep ha chau 3 - Medplus

Diệp Hạ Châu luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Diệp hạ châu đắng, Chó đẻ thân xanh, Chó đẻ răng cưa

Tên khoa học: Phyllanthus amarus Schum. et Thonn

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

1. Đặc điểm dược liệu

Là một loại cỏ mọc hàng năm, cao chừng 30cm, có khi đến 60–70cm. Thân khá nhẵn, mọc thẳng đứng và thường có màu hồng đỏ. Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp sít nhau thành hai dãy. Mặt trên lá có màu xanh lục nhạt, mặt dưới hơi xám, cuống lá rất ngắn.

Hoa mọc ở kẽ lá, cuống ngắn, đơn tính cùng gốc. Quả nang, hình cầu, hơi dẹt và mọc rũ xuống ở dưới lá. Quả có khía mờ và có gai, bên trong chứa hạt hình 3 cạnh. Chính vì quả nằm ở dưới lá nên loài cây này có tên gọi là diệp hạ châu (diệp = lá, hạ = dưới, châu = quả).

Mùa hoa vào tháng 4–6, mùa quả thường khoảng tháng 7–9.

Ở Việt Nam, chi này có khoảng 40 loài nhưng đáng chú ý là Phyllanthus urinaria L. (diệp hạ châu hay chó đẻ răng cưa, quả có gai) và P. niruri L. (thường gọi là cây chó đẻ, quả nhẵn).

2. Bộ phận dùng

Thường dùng toàn cây, bỏ rễ. Sau khi rửa sạch, diệp hạ châu có thể dùng tươi hoặc phơi sấy khô

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Trong cây diệp hạ châu chứa rất nhiều chất thuộc các nhóm hóa học như:

2. Quy kinh

Vào kinh Can

3. Tính vị

Vị đắng, tính hàn

4. Công dụng dược liệu

Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chiết xuất của diệp hạ châu có tác dụng bảo vệ gan. Bên cạnh đó, diệp hạ châu còn có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn coli và diệt nấm.

Theo y học cổ truyền, cây diệp hạ châu có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch, lợi tiểu.

Trong dân gian, diệp hạ châu đã được dùng để chữa viêm họng, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sản hầu ứ huyết đau bụng, trẻ em tưa lưỡi (giã cây tươi, lọc nước nước rồi bôi lên lưỡi), chàm má (giã nát đắp). Ngoài ra, dược liệu này còn dùng trong điều trị bệnh gan, sốt, rắn rết cắn.

5. Liều dùng

Bạn có thể dùng 20–40g dược liệu này mỗi ngày ở dạng cây tươi hay sao khô, sắc đặc để uống.

Nếu dùng bôi, đắp ngoài da thì không giới hạn liều lượng.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Chữa viêm gan vàng da, viêm thận tiểu ra máu hoặc viêm ruột tiêu chảy, mắt đau sưng đỏ

Diệp hạ châu 40g, mã đề 20g, dành dành 12g. Sắc lấy nước uống.

2. Chữa sốt rét

Diệp hạ châu 8g; thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g; hạt cau, ô mai, dây cóc mỗi vị 4g. Tất cả đem sắc với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, có thể thêm sài hồ 10g.

3. Chữa nhọt độc sưng đau

Lấy một nắm cây diệp hạ châu với một ít muối đem giã nhỏ. Thêm nước đun sôi để uống vào rồi vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên chỗ đau.

4. Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu sẫm màu

Diệp hạ châu 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả đem phơi khô trong râm rồi tán bột. Sau đó, sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc, ngày uống 3 lần. (Theo y học dân gian Ấn Độ).

5. Chữa bị thương ứ máu

Lá, cành cây diệp hạ châu cùng mần tưới, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, thêm đồng tiện (nước tiểu bé trai vào) rồi vắt lấy nước uống, bã dùng để đắp. Nếu có thể, hòa thêm bột đại hoàng 8–12g vào thì càng tốt.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Không nên dùng dược liệu cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi. Dược liệu có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version