Site icon Medplus.vn

Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc có hiệu quả không?

Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hoá mạn tính tiến triển, thường thấy ở người cao tuổi (tuổi khởi bệnh trung bình từ 58 đến 60), xu hướng mắc bệnh tăng lên do tuổi thọ trung bình tăng. Bệnh Parkinson là bệnh mạn tính tiến triển nặng dần, ngoài các tác dụng phụ của các thuốc điều trị ở trên còn gặp các tai biến. Một trong số các phương pháp điều trị Parkinson hiện nay là sử dụng tế bào gốc. Vậy điều trị Parkinson bằng tế bào gốc có hiệu quả không? Cùng tìm hiểu với Medplus qua bài viết sau bạn nhé.

1. Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson là gì?

1.1. Bệnh Parkinson là gì?

Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chân chạp, chân tay bị run cứng. Khi bệnh tiến triển có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.

1.2. Nguyên nhân

Các nhà khoa học chưa có lý giải về nguyên nhân các tế bào não sản sinh chất dẫn truyền thần kinh bị thoái hóa và chết đi mà chỉ có thể đưa ra một số yếu tố gây bệnh khác nhau như:

1.3. Biểu hiện

Bệnh nhân bị bệnh Parkinson có một số dấu hiệu bệnh như:

Tính cách thay đổi

Phối hợp các hoạt động chậm chạp

Giảm cảm giác về mùi

Các vấn đề về đường ruột

Đau vai

Mệt mỏi

Thay đổi trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

Một số biểu hiện khác

2. Liệu pháp Parkinson bằng tế bào gốc

Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc

2.1. Tế bào gốc và bệnh Parkinson

Mặc dù nguyên nhân cơ bản của bệnh Parkinson vẫn chưa được biết rõ, nhưng các nhà khoa học biết rằng bệnh Parkinson là kết quả của sự suy giảm và mất mát của các tế bào sản xuất dopamine trong một khu vực của não. Có thể nói rằng thay thế những tế bào đó là một phương pháp điều trị khả thi và có tiềm năng.

Các liệu pháp cấy ghép tế bào có từ cuối những năm 80 và 90, khi một số thử nghiệm lâm sàng cho bệnh Parkinson được tiến hành. Các quy trình trong những thử nghiệm đó khác nhau và điều này dẫn đến kết quả khác nhau. Những tiến bộ khoa học trong lĩnh vực này ngày càng phát triển theo thời gian. Giờ đây chúng ta đã hiểu rõ hơn nhiều về loại tế bào cần sử dụng, cách phát triển và nuôi dưỡng tế bào, cách cấy ghép chúng và liệu pháp này phù hợp nhất cho ai.

Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc đang được phát triển hiện nay là cấy ghép tế bào thay thế dopamine. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiêm các tế bào thần kinh sản xuất dopamine mới vào phần não để thay thế các tế bào thần kinh đã chết hoặc sắp chết.

2.2. Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc hiệu quả không?

Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc hiệu quả không?

Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc mang lại hiệu quả tích cực. Các phương pháp tiếp cận liệu pháp tế bào gốc đã được nghiên cứu trong vòng 30 – 40 năm qua. Kết quả của liệu pháp tế bào gốc trên cả động vật và trong các thử nghiệm lâm sàng xác nhận rằng các phương pháp này có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Parkinson cũng như giảm các triệu chứng và tác dụng phụ của các thuốc hiện có.

Các nghiên cứu về hiệu quả và sự an toàn của tế bào gốc máu tự thân hoặc từ người hiến tặng khi được cấy vào các vùng cụ thể của não đã được tiến hành từ năm 2009. Khoảng một nửa số bệnh nhân cho thấy phản ứng tích cực trong thời gian quan sát (từ 0 đến 36 tháng):

Các nhà khoa học cũng ghi nhận rằng những bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson được điều trị bằng tế bào gốc có cải thiện lâm sàng rõ rệt và không có dấu hiệu phát triển các triệu chứng bệnh so với những bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn sau của bệnh.

Nguồn: pubmed

3. Kết luận

Điều trị Parkinson bằng tế bào gốc được nghiên cứu và có những kết quả khả quan. Mỗi đối tượng sẽ có phương pháp điều trị và thời gian hồi phục khác nhau. Tuy nhiên đều có kết quả khá khả quan. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu khả năng điều trị Parkinson nói riêng và những bệnh lý khác nói chung, bằng tế bào gốc. Hy vọng rằng sẽ sớm nhất cho chúng ta kết quả như mong đợi.

Nguồn thông tin tham khảo:

Exit mobile version