Site icon Medplus.vn

Ung thư hắc tố da giai đoạn cuối có điều trị được không?

Ung thư hắc tố da giai đoạn cuối có điều trị được không?

Ung thư hắc tố da giai đoạn cuối (giai đoạn IV) được xác định bằng mức độ lan rộng của khối u ra ngoài vị trí ban đầu và các hạch bạch huyết lận cận để đến những vị trí xa hơn trên cơ thể.

Bệnh ở giai đoạn này điều trị như thế nào, tiên lượng sống của bệnh nhân ra sao? Mời bạn cùng MedPlus tìm hiểu cụ thể nhé!

Ung thư hắc tố da giai đoạn cuối là gì?

Ung thư hắc tố da giai đoạn cuối (giai đoạn IV) là khi ung thư đã lan tràn đến các bộ phận, cơ quan khác nằm ở vị trí xa hơn trên cơ thể. Vị trí di căn phổ biến nhất là da và các hạch bạch huyết ở xa; sau đó là: phổi, gan, não, xương hoặc ruột.

Điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn cuối

Trước đây, việc chữa khỏi ung thư hắc tố da giai đoạn cuối là rất hiếm nhưng các phương pháp điều trị mới, chẳng hạn như liệu pháp miễn dịch và thuốc điều trị nhắm mục tiêu đang cho thấy những kết quả rất khả quan.

Mục đích điều trị là nhằm làm chậm sự phát triển của ung thư, giảm các triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Bệnh nhân mắc ung thư hắc tố da giai đoạn cuối đã di căn đến các cơ quan nội tạng sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị tùy thuộc vào số lượng khối u, vị trí đã di căn đến và các triệu chứng đang gặp phải.

Phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ các khối u hoặc các hạch bạch huyết mang tế bào ung thư trong trường hợp số lượng khối u ít và mức độ di căn vẫn còn kiểm soát được. Tuy nhiên, nhiều trường hợp ung thư da ở giai đoạn muộn thường không thể phẫu thuật.

Các phương pháp điều trị khác thường được khuyến khích trong trường hợp ung thư hắc tố da giai đoạn cuối và không thể loại bỏ bằng phẫu thuật. Chúng có thể bao gồm: xạ trị, liệu pháp miễn dịch, thuốc nhắm mục tiêu và hóa trị.

Cụ thể như sau:

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị bằng các tia bức xạ năng lượng cao để làm chậm sự phát triển của khối u hoặc thu nhỏ khối u ở các cơ quan không phẫu thuật được. Nó cũng được dùng để giảm triệu chứng do khối u gây ra, thường trong não hoặc xương.

Các tác dụng phụ thường gặp liên quan đến xạ trị bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Ăn mất ngon
  • Rụng tóc
  • Đau da

Các tác dụng phụ của xạ trị sẽ giảm dần sau khi điều trị xong hoặc được kiểm soát bằng thuốc do bác sĩ chỉ định.

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn cuối

Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị sử dụng thuốc để giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể tìm được và tiêu diệt các tế bào ung thư. Một số loại thuốc liệu pháp miễn dịch sẽ được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp nhiều loại với nhau.

Các loại thuốc được sử dụng bao gồm:

  • Ipilimumab
  • Nivolumab
  • Pembrolizumab
  • Talimogene laherparepvec.

Chúng được truyền nhỏ giọt vào cơ thể bệnh nhân, phác đồ tiêm vài tuần một lần. Một số loại thuốc được dùng ngắn hạn trong vài tuần. Một số trường hợp cần điều trị dài hạn hơn.

Điều trị bằng liệu pháp miễn dịch sẽ giúp bệnh nhân có thể sống lâu hơn. Tuy nhiên, những loại thuốc này cũng có nhiều khả năng dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần cân nhắc cẩn thận và theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị.

Tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Phát ban
  • Ngứa
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Chán ăn
  • Đau bụng.

Thuốc điều trị nhắm mục tiêu

Đối với trường hợp, các tế bào ung thư có những đột biến trong gen BRAF và có loại u ác tính mạnh ở một phần cơ thể hoặc u ác tính lan rộng, thuốc điều trị nhắm mục tiêu có khả năng làm thu nhỏ khối u nhanh chóng.

Các loại thuốc điều trị mục tiêu bao gồm:

  • Vemurafenib
  • Dabrafenib
  • Trametinib

Các tác dụng phụ có thể bao gồm:

  • Chán ăn
  • Đau đầu
  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Tiêu chảy
  • Phát ban
  • Rụng tóc.

Hóa trị

Hóa trị hiện nay hiếm khi được sử dụng để điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn cuối. Nếu những phương pháp điều trị khác không hiệu quả thì hóa trị có thể được thử nghiệm. Dacarbazine và temozolomide là những loại thuốc hóa trị được sử dụng thường xuyên nhất, hoặc có thể kết hợp với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, ung thư hoàn toàn có khả năng tái phát sau hóa trị và cần phải được theo dõi thêm.

Việc điều trị bệnh ung thư ở giai đoạn này đã thay đổi trong những năm gần đây, khi liệu pháp miễn dịch và các loại thuốc nhắm mục tiêu đã được chứng minh là có hiệu quả hơn so với hóa trị.

Tiên lượng sống

Nhiều bệnh nhân mắc ung thư hắc tố da giai đoạn cuối đều lo sợ rằng mình còn sống được bao lâu nữa. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với những bệnh nhân được chẩn đoán lần đầu là khoảng 22,5%.

Theo một thống kê khác, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư hắc tố da giai đoạn cuối tùy thuộc vào vị trí di căn, bao gồm:

  • Tỷ lệ sống sót sau 1 năm nếu ung thư da di căn đến mô mềm hoặc hạch bạch huyết ở xa là khoảng 62%.
  • Tỷ lệ sống sót sau 1 năm nếu ung thư da di căn đến phổi là khoảng 53%.
  • Tỷ lệ sống sót sau 1 năm nếu ung thư da di căn đến các cơ quan nội tạng khác là 33%.

Nhiều trường hợp mắc căn bệnh này đều có thể được chữa khỏi nếu điều trị kịp thời. Tuy nhiên, một số người bị ung thư nghiêm trọng có thể tử vong sớm. Ung thư da được phát hiện và loại bỏ càng sớm thì cơ hội phục hồi hoàn toàn càng cao.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được cách điều trị bệnh ung thư hắc tố da giai đoạn cuối. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Treatment of Melanoma Skin Cancer, by Stage

Stage 4 Melanoma

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version