Site icon Medplus.vn

Điều trị Xơ Gan Cổ Trướng hiệu quả với dược liệu [ Gáo Tròn ]

1 gao1 - Medplus

Cây Gáo luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Gáo nam, Gáo

Tên khoa học: Nauclea orientalis (L.) L.

Tên đồng nghĩa: Sarcocephalus cordatus (Roxb.) Miq.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

1. Đặc điểm dược liệu

Loài gáo này có thể cao tới 30 – 35m, đường kính thân cây thường dài khoảng 1m.Tán cây gáo vàng mọc đối xứng hình thấp nhìn giống với thông hay tùng. Hoa mọc thành cụm màu vàng, có mùi thơm dễ chịu. Gỗ màu vàng, cấu tạo mạch gỗ có sợi to và dài.

2. Phân bố

Cây gáo mọc ở khắp các tỉnh miền núi nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Nam nơi có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều (Đây là khí hậu lý tưởng cho cây gáo phát triển).

Hiện nay cây gáo được nhiều hộ nông dân trồng lấy gỗ trên các cánh rừng bởi đây là 1 cây lấy gỗ cho hiệu quả kinh tế cao.

3. Thu hái – Sơ chế – Bảo quản dược liệu

Vỏ cây gáo chính là bộ phận được sử dụng phổ biến để làm vị thuốc. Có thể thu hái dược liệu quanh năm. Sau khi lấy vỏ về sẽ tiến hành chẻ nhỏ và phơi khô trong bóng râm hay sấy khô với nhiệt độ thấp.

Dược liệu đã qua sơ chế khô cần cho vào túi kín để ở những nơi khô mát, phỏng ẩm mốc cũng như mối mọt. Trường hợp dùng lâu không hết cần thỉnh thoảng đem ra phơi lại.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hoá học

Có một chất đắng tương tự acid cinchotannic. Hoa chứa tinh dầu. Vỏ chứa alcaloid, steroid, chất béo và đường giảm.

2. Tính vị, tác dụng

Vỏ bổ, hạ nhiệt, làm se.

3. Công dụng của dược liệu

Vỏ thân cây Gáo có tác dụng hạ nhiệt, bổ dưỡng.

Vỏ cây Gáo được nhân dân dùng làm thuốc chữa sốt dưới dạng thuốc sắc với liều 10 – 16 g. Có thể dùng gỗ Gáo thái mỏng và sắc như vỏ cây.

Ở Tiên Yên (Quảng Ninh), người ta dùng vỏ Gáo chữa sốt rét, xơ gan cổ trướng trong bài thuốc sau: Vỏ Gáo phối hợp với Cỏ sữa lá to, Cỏ xước, mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày.

Ngoài ra, cây Gáo còn được nhân dân các nước dùng làm thuốc, cụ thể:

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị chứng cảm sốt

2. Bài thuốc chữa vết thương nhiễm khuẩn

3. Bài thuốc chữa bệnh xơ gan cổ trướng

4. Bài thuốc chữa bệnh tiêu chảy

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Trong tự nhiên có nhiều cây cùng họ với cây gáo nên rất dễ nhầm lần. Chỉ những cây gáo có hoa màu vàng, quả tròn (Gáo tròn) như hình ảnh phái trên mới được dùng làm thuốc (Các bạn cần lưu ý khi thu hái cây thuốc trong rừng).

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version