Site icon Medplus.vn

Đinh hương và những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Đinh hương là một loại gia vị không thể thiếu đối với ẩm thực Ấn Độ và nhiều nước ở Châu Á và Châu Phi. Ngoài việc dùng để làm gia vị cho các món ăn ra thì loại cây này cũng có thể làm thuốc chữa bệnh. Và một số tác dụng của đinh hương sẽ được Medplus cung cấp cho bạn đọc trong bài viết dưới đây.

Thông tin tổng quát về đinh hương

1. Nguồn gốc và chủng loại

Đinh hương là loại cây gỗ, có chiều cao khoảng 20m, thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae). Thường được sử dụng làm gia vị, được thu hoạch thương mại ở Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Sri Lanka và Madagascar. Chúng là những nụ hoa thơm của cây. Khi phơi khô thì hình dạng của nụ hoa giống như một cây đinh. 

Đây là một gia vị bổ sung phổ biến cho các món ăn châu Á, châu Phi và một vài món ăn Trung Đông. Chúng được sử dụng để cho mượn hương vị cho các loại thịt, nước xốt và cà ri, và thậm chí cho một số đồ uống nóng.

Cây của nó thường được trồng để thu hoạch hoa, làm gia vị và làm thuốc trị nhiều bệnh. Bộ phận thường dùng là nụ hoa bởi nụ hoa có chứa nhiều tinh dầu.

2. Thành phần dinh dưỡng

Cây đinh hương chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin B, C, D, E, K, canxi, kali, protein, kẽm, folate và đặc biệt giàu chất chống oxy hóa… Ngoài ra, nó còn có chứa hóa chất gây mê rất mạnh gọi là eugenol (khoảng 70 – 90%). Eugenol còn có tác dụng gây tê dây thần kinh và giảm đau.

Vì vậy,  ngoài làm gia vị, nó còn được sử dụng làm thuốc để điều trị một số bệnh về răng miệng, thúc đẩy tiêu hóa, điều trị ho và cảm lạnh,…

Tác dụng của đinh hương đối với sức khỏe

1. Chống viêm

Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rất nhiều lợi ích của đinh hương. Một trong số đó là tầm quan trọng của nó như là một chất chống viêm. Nhờ hợp chất gọi là eugenol hoạt động như một chất khử trùng cũng như giải quyết các bệnh nhiễm nấm và giúp làm giảm trình trạng viêm tấy.

Dầu của nó hỗ trợ điều trị các bệnh như mụn trứng cá và nấm candida. Nó cực kỳ giàu chất chống oxy hóa và có lợi cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau.

2. Đinh hương điều trị ho và cảm lạnh

Theo nghiên cứu, đinh hương có thể được sử dụng để điều trị các bệnh khác như ho, cảm lạnh, viêm xoang và viêm họng.

Hỗn hợp bột trộn với vài hạt muối tinh là có thể giảm ho nhanh chóng. Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, cây này còn có tác dụng loại bỏ đờm và vi khuẩn gây bệnh trong cổ họng.

3. Giảm các triệu chứng đau đầu

Theo các nghiên cứu đinh hương có nhiều eugenol, có tác dụng gây mê dây thần kinh, giảm đau. Do đó, nó có tác dụng giảm đau đầu hiệu quả. Hỗn hợp dầu đinh hương với muối và thoa trên trán giúp giảm đau tức thời.

4. Thúc đầy tiêu hóa

Đinh hương có tác dụng thúc đẩy các enzyme trong cơ thể, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Vì vậy, loại gia vị này rất tốt cho những người bệnh đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.

Bạn có thể trộn bột của nó với mật ong để ngăn chặn các cơn buồn nôn, khó chịu ở dạ dày. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và đang cho con bú vẫn có thể sử dụng đinh hương bởi loại thảo mộc này khá lành tính.

5. Đinh hương có lợi cho các bệnh về răng miệng

Thành phần eugenol trong dầu đinh hương sở hữu đặc tính gây tê và sát trùng tự nhiên – cả hai đều giúp giảm viêm trong miệng. Theo một nghiên cứu, eugenol có hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ thuốc giảm đau nào khác khi nói đến phẫu thuật miệng và nhổ răng. 

Eugenol cũng giúp làm tê khu vực có vấn đề – giúp dễ dàng tiến hành phẫu thuật. Một nghiên cứu khác liên quan đến việc sử dụng gel đinh hương tự chế, 20% benzocaine và giả dược. Kết quả nghiên cứu cho thấy gel của nó tương tự như benzocaine giúp giảm đau đáng kể. Vì vậy trong các tình trang đau răng, viêm nướu thì loại cây này rất hiệu quả trong việc giảm đau tức thời.

Một số lưu ý khi sử dụng đinh hương

1. Dị ứng

Nếu bạn có bất kỳ phản ứng dị ứng như nổi mề đay, sưng mặt, lưỡi hoặc môi hoặc khó thở, hãy ngừng tiêu thụ và đi khám bác sĩ.

2. Đau cơ và mệt mỏi

Tiêu thụ đinh hương có thể gây đau cơ hoặc yếu cơ, còn được gọi là nhiễm axit lactic. Bạn cũng có thể cảm thấy tê ở tay hoặc chân. Nhịp tim không đều và chóng mặt hoặc mệt mỏi cực độ là những tác dụng phụ khác người ta phải lưu ý.

3. Các vấn đề với mức độ glucose trong máu

Dầu đinh hương có thể làm giảm mức đường huyết. Do đó, những người dễ bị hạ đường huyết phải thận trọng trước khi dùng. Điều tương tự áp dụng cho những người đang dùng thuốc trị tiểu đường.

4. Độc tính

Điều này có thể xảy ra sau khi uống một lượng lớn dầu đinh hương không pha loãng. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, an thần, đau họng và thậm chí co giật.

Kết luận

Đinh hương không chỉ là một món gia vị giúp tăng thêm hương vị cho món ăn mà nó còn dùng để làm thuốc. Một số tác dụng cơ bản của đinh hương như chống viêm, thúc đẩy tiêu hóa, điều trị ho, cảm lạnh và các bệnh về răng miệng,…

Nguồn tham khảo

Link: https://www.stylecraze.com/articles/cloves-to-take-care-of-toothache

Exit mobile version