Site icon Medplus.vn

Đỗ Trọng – Vị thuốc quý điều hòa Huyết Áp từ thiên nhiên

do trong - Medplus

Đỗ trọng là vỏ phơi hoặc sấy khô của cây Bắc đỗ trọng và Nam đỗ trọng.  Hiện tại dược liệu không chỉ được sử dụng trong bài thuốc dân gian mà được ứng dụng trong y học hiện đại để chữa đau thần kinh tọa, phong tê thấp. Hãy cùng Medplus tìm hiểu thêm về loại dược liệu này nhé !

A. Thông tin Dược Liệu

1. Đặc điểm Dược Liệu

Cây đỗ trọng gồm có 2 loại: Đỗ trọng bắc và đỗ trọng nam.

2. Bộ phận dùng

Vỏ của cây.

3. Phân bố

Có nguồn gốc ở Trung Quốc, mọc nhiều tại Tứ Xuyên, Nam Kinh, Vân Nam, Qúy Châu, Quảng Tây, Quảng Đông,… Những năm 1962 – 1963, loài thực vật này đã được di thực vào Việt Nam và hiện tại đã được trồng ở một số địa phương như Mai Châu, Tuần Giáo, Đồng Văn, Mèo Vạc,…

4. Thu hái – sơ chế

Chỉ thu hái ở những cây có tuổi từ 10 năm trở lên. Thường thu hái vào tháng 4 – 5 hằng năm, dùng cưa cắt đứt xung quanh vỏ cây rồi tách vỏ thành những đoạn dài ngắn. Tuy nhiên chỉ bóc 1/3 vỏ để cây tiếp tục phát triển.

Vỏ bóc về đem luộc với nước, sau đó trải ra chỗ bằng phẳng có lót rơm và dùng vật nặng đè lên để giữ cho vỏ phẳng. Sau đó phủ kín rơm xung quanh để trong khoảng 7 ngày cho nhựa cây chảy ra. Khi thấy vỏ chuyển sang màu tím thì đem phơi, cạo sạch vỏ bên ngoài cho nhẵn và cắt thành từng miếng vừa dùng

5. Bảo quản

Dược Liệu dễ bị mọt và biến chất. Vì vậy cần bảo quản ở nơi cao và khô ráo

B. Công dụng và cách dùng của Dược Liệu

1. Thành phần hóa học

Dược liệu có chứa các thành phần hóa học như Vanilic acid, Sitosterol, Gutta-Percha, Vitamin C, Potassium, Glycoside, Augoside, Threo-guaiacyl, Erythro, N-triacontanol, Nonacosan, Ulmoprenol, Acid betulinic,…

2. Tính vị

Vị cay, ngọt, tính ôn, không độc.

3. Tác dụng của đỗ trọng

a/ Công dụng theo Đông Y:

b/ Công dụng theo nghiên cứu hiện đại:

4. Cách dùng – liều lượng

Thường được dùng ở dạng sắc, ngâm rượu hoặc chế thành cao lỏng. Dược liệu sao có tác dụng tốt hơn so với dược liệu sống. Liều dùng tham khảo 8 – 16g/ ngày.

C. Các bài Thuốc Quý từ Đỗ Trọng

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị huyết áp cao

2. Bài thuốc trị chứng thận yếu gây liệt dương, lưng đau, gối mỏi

3. Bài thuốc chữa chứng đau nhức vùng thắt lưng

4. Bài thuốc trị chứng tăng huyết áp

5. Bài thuốc trị chứng hen phế quản (trong giai đoạn ổn định)

D. Lưu ý và Thận trọng khi dùng vị thuốc đỗ trọng

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Đỗ Trọng cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version