Site icon Medplus.vn

Đổi vị với khoai lang sốt nâu ngon nức nở ai cũng mê

Khoai lang sốt nâu

Khoai lang sốt nâu

Lấy ý tưởng từ món Gnocchi của ẩm thực Ý, thay thế khoai tây bằng khoai lang, giảm lược một số nguyên liệu, sẽ tạo ra được 1 món khoai lang sốt nấm nâu lạ miệng đổi vị cho cả nhà. Cùng vào bếp với Medplus để học cách chế biến bạn nhé!

1. Nguyên liệu làm khoai lang sốt nấm nâu

2. Mẹo chọn mua nguyên liệu

  • Nên chọn những củ khoai có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng vì những củ này thường ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt.

3. Các bước làm khoai lang sốt nấm nâu

  • Khoai lang luộc chín, đem nghiền mịn trong lúc còn nóng.
  • Đổ bột mì vào khoai, trộn đều hỗn hợp, sau đó cho trứng gà, nêm chút muối. Nhồi kỹ và cho bột nghĩ tầm 15 phút. Sau đó cắt khối vừa ăn, có thể tạo hình theo ý thích.
  • Nấu nước sôi,cho chút dầu ăn, thả lần lượt từng viên bột khoai tây vào, đến khi thấy khoai trở nên trong và nổi lên mặt nước là chín, vớt ra, ngâm nước lạnh.
  • Cho dầu ăn vào chảo, áp chín từng miếng gà phi lê, nêm chút muối và tiêu, cho lá thyme vào áp chung để lấy mùi thơm, khi gà đã chín thì vớt ra, dùng chảo đó tiếp tục xào thơm hành tây, cho nấm nút vào xào chín, 1 chút rượu trắng, tiếp đến cho bột demi glace đã pha với nước vào. Đun lửa thật nhỏ cho đến khi sốt sệt lại, nêm chút muối và tiêu. Cho whipping cream vào nấu, sau đó cho bánh khoai lang vào, đảo nhẹ rồi tắt lửa.

4. Những lưu ý quan trọng khi ăn khoai lang

  •  Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
  • Nên ăn khoai lang với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật, như vậy sẽ có tác dụng tối đa.
  • Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.
  • Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

5. Một số đối tượng không nên ăn khoai lang

5.1 Nên ăn khoai lang kết hợp với rau quả

Nếu bạn chỉ ăn mỗi khoai lang riêng biệt thì sẽ không đủ sự đa dạng dinh dưỡng. Hàng ngày khi ăn khoai lang, nên cố gắng kết hợp ăn thêm các loại rau xanh và trái cây, thực phẩm thuộc nhóm chất đạm để đảm bảo một bữa ăn đầy đủ chất. Ngoài ra, sự kết hợp giữa khoai lang và thực phẩm khác sẽ giúp cho bạn nhận được nhiều hơn những lợi ích sức khỏe kèm theo.

5.2 Người có hệ tiêu hóa không tốt

Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.

5.3 Người có bệnh về dạ dày

Nếu ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.

Lâu lâu đổi vị cho cả nhà với những món ăn mới lạ như khoai lang sốt nâu cũng là lựa chọn tuyệt vời đấy. Hy vọng sẽ mang đến cho gia đình bạn bữa cơm ngon miệng cùng những giây phút thư giãn. Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn ngon cho các bạn khám phá, nhớ cập nhật Medplus thường xuyên nhé!

Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ khoai lang:

Nguồn: Tổng hợp

 

Đổi vị với khoai lang sốt nâu nức nở ai cũng mê

Serves: 3 người
Level: 2
Exit mobile version