Site icon Medplus.vn

Đột quỵ và 4 nguyên nhân thường gặp

Đột quỵ là hiện tượng xảy ra do quá trình cấp máu lên não bị gián đoạn dẫn đến việc tổn thương não. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh đột quỵ sẽ gây ra những tổn thương lâu dài hoặc thậm chí là tử vong.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đột quỵ bao gồm:

1. Nguyên nhân phổ biến

1.1 Nguyên nhân bệnh lý

Bệnh động mạch vành: Bệnh động mạch vành (hay còn được gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ, CAD) là khi các mạch máu của tim bị tổn thương và làm cản trở quá trình lưu thông máu. Người có bị động mạch vành có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn người bình thường.

Suy tim: Tim có vai trò trong việc bơm máu và đưa máu đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, nếu như tim trở nên suy yếu, máu sẽ không được bơm đến một số vùng khác, trong đó có não. Điều này cũng sẽ dẫn đến tình trạng đột quỵ

Phình động mạch não: Chứng phình động mạch não là hiện tượng mạch máu bị phình ra bất thường (thành hình túi hoặc hình thoi). Nó có thể bị vỡ do huyết áp dao động quá mạnh hoặc do bị bệnh nặng.

Nhịp tim không đều: Nhịp tim không đều hoặc rối loạn nhịp tim có thể góp phần tạo ra cục máu đông. Những cục máu đông này có thể di chuyển đến não và mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ dẫn đến tình trạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Dị tật tim bẩm sinh: Dị tật tim bẩm sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ khác bao gồm bệnh đột quỵ. Dị tật tim là có thể bao gồm việc các mạch máu đặt sai vị trí hoặc máu bị rò rỉ từ vùng này sang vùng khác của tim.

Bệnh van tim: Bệnh van tim gây ra những thay đổi trong lưu lượng máu đi khắp cơ thể. Nó làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và có khả năng dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Dị dạng động mạch não (AVM): Dị dạng động mạch não là tình trạng bất thường về mạch máu, khi bị vỡ sẽ gây ra đột quỵ xuất huyết .

Huyết áp cao: Tình trạng cao huyết áp góp phần hình thành các cục máu đông dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, nó cũng góp phần làm vỡ các mạch máu có hình dạng bất thường, gây ra đột quỵ xuất huyết .

Cholesterol cao: Cholesterol cao góp phần làm tăng cơ hội hình thành cục máu đông trong mạch máu và làm gián đoạn việc cung cấp máu lên não.

Rối loạn đông máu: Các rối loạn đông máu có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ chẳng hạn như bệnh máu khó đông. Bệnh máu khó đông là tình trạng mà cơ thể chảy máu quá nhiều và kéo dài. Mặc dù chảy máu não hiếm khi liên quan đến rối loạn chảy máu, nhưng nó có thể dẫn đến đột quỵ xuất huyết nếu nó xảy ra.

Mặt khác, rối loạn đông máu có thể dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Những người bị rối loạn đông máu có khuynh hướng hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này có thể đi khắp cơ thể và lưu trú trong não và ngăn chặn nguồn cung cấp máu.

Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một rối loạn di truyền của các tế bào hồng cầu. Các tế bào bất thường này bị cứng lại và có thể dính vào thành mạch máu não gây đột quỵ.

Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường là một tình trạng mà cơ thể gặp khó khăn trong việc duy trì mức đường huyết bình thường. Việc có mức đường huyết cao liên tục sẽ dẫn đến việc thay đổi chuyển hóa trong cơ thể, có thể làm hỏng động mạch. Điều này làm tăng đáng kể khả năng bị đột quỵ.

Thai kỳ: Việc mang thai có thể làm tăng nguy cơ đông máu đối với một số phụ nữ. Bên cạnh đó, nguy cơ đột quỵ cũng được tăng nhẹ khi mang thai. Điều này thường liên quan đến rối loạn đông máu cơ bản hoặc tình trạng viêm.

Nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông, mất nước hoặc suy tim. Mối liên hệ giữa nhiễm trùng và đột quỵ được cho là có liên quan đến sự gia tăng tình trạng viêm có thể làm cho đột quỵ dễ xảy ra hơn.

Thậm chí việc nhiễm trùng miệng nhẹ do sức khoẻ răng miệng kém cũng có liên quan đến đột quỵ.

HIV: HIV và AIDS có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm và ung thưất cả. Tất cả tình trạng này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Đã có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ đột quỵ ở những người nhiễm HIV và AIDS.

Ung thư: Ung thư có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, viêm và các vấn đề về đông máu. Các yếu tố này đều có thể dẫn đến đột quỵ.

1.2 Tiền sử đột quỵ

Nếu như ai đó đã từng bị đột quỵ thì họ có nguy cơ cao bị mắc đột quỵ trong lần tiếp theo. Cụ thể, trong số 800,000 ca mắc đột quỵ ở Mỹ trong một năm thì có đến 25% các trường hợp là tái phát.

1.3 Nguyên nhân không thay đổi được

Tuổi tác: Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên người có tuổi tác cao hơn sẽ có nguy cơ bị mắc đột quỵ cao hơn. Cụ thể, sau 55 tuổi trở đi, nguy cơ bị mắc đột quy sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 10 năm.

Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị đột quỵ và tử vong cao hơn nam giới. Các yếu tố này liên quan đến việc mang thai, kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố và tuổi thọ. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có tỷ lệ lo lắng và trầm cảm cao hơn nam giới. Cả hai nguyên nhân này đều có thể làm tăng nguy cơ bị mắc đột quỵ.

Chủng tộc: Người da trắng và châu Á có tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ thấp nhất, trong khi người da đen, gốc Tây Ban Nha, thổ dân da đỏ và thổ dân Alaska có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

Trên thực tế, một người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị đột quỵ cao gần gấp đôi so với một người da trắng ở cùng độ tuổi và giới tính.

Di truyền: Người có người thân trong gia đình từng mắc bệnh đột quỵ có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn người bình thường. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn do có cùng lối sống sinh hoạt và ăn uống.

1.4 Nguyên nhân do lối sống

Béo phì: Tình trạng béo phì có thể dẫn đến việc cholesterol cao, huyết áp cao và tiểu đường. Điều này làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Lối sống ít vận động: Đối với một số người, thiếu hoạt động là một nguyên nhân gây đột quỵ đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, nó lại không phụ thuộc vào béo phì, cholesterol cao và tăng huyết áp. Việc tập thể dục vừa phải có liên quan chặt chẽ đến việc ngăn ngừa đột quỵ.

Dùng thuốc tránh thai: Việc dùng thuốc tránh thai có thể làm tăng nhẹ khả năng hình thành cục máu đông. Nguy cơ phổ biến hơn ở những người hút thuốc và sử dụng thuốc tránh thai.

Căng thẳng: Lo lắng và kích động trong thời gian dài sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, góp phần gây tăng huyết áp và bệnh tim, dẫn đến nguy cơ bị bệnh đột quỵ.

Hút thuốc: Việc hút thuốc làm tổn thương lớp niêm mạc bên trong của các mạch máu khắp cơ thể, khiến chúng trở nên lởm chởm, cứng và hẹp lại. Điều này làm cho các cục máu đông có khả năng hình thành và mắc kẹt bên trong động mạch. Ngoài ra, hút thuốc cũng góp phần gây ra bệnh tim, bệnh động mạch nội sọ và bệnh động mạch cảnh.

Lời kết

Việc biết được các nguyên nhân đột quỵ có thể giúp mọi người hạn chế những rủi ro dẫn đến tình trạng này. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, một số phương pháp như sống lành mạnh hơn và không hút thuốc có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc chứng đột quỵ.

Xem thêm:

Nguồn: Causes and Risk Factors of Stroke

Exit mobile version