Site icon Medplus.vn

DƯ THỪA NĂNG LƯỢNG PHẢI BỆNH KHÔNG?

Cùng Medplus tìm hiểu về liệu dư thừa năng lượng phải bệnh không bạn đọc nhé!

 

Dư thừa năng lượng ở trẻ em

1. Dư thừa năng lượng là gì?

Trẻ dư thừa năng lượng, hiếu động luôn là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh cũng như giáo viên. Vậy làm thế nào để đối phó với những đứa trẻ dư thừa năng lượng hay cách xử lý với trẻ hiếu động luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Rối loạn tăng động giảm chú ý là một chứng bệnh tâm lý thường gặp ở một số trẻ em có biểu hiện hiếu động hơn bình thường đi kèm giảm khả năng tập trung chú ý. Căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và gây khó khăn trong quan hệ với mọi người.

Trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục và thường có chủ tâm, còn các bé bị tăng động giảm chú ý thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống.

Ví dụ như khi xem phim hoạt hình, truyện tranh, trẻ nhỏ thường phải tập trung cao độ để theo dõi từ đầu tới cuối, thế nhưng đối với trẻ tăng động, dù bộ phim đó có hay đến đâu, chúng cũng không thể tập trung để ngồi xem trong một thời gian dài.

Trái lại, trẻ nghịch ngợm có thể tập trung hoàn toàn vào những thứ mà chúng đặc biệt thích thú, cũng như thể hiện sự khó chịu khi bị ai đó can thiệp làm phiền.

Trong môi trường lạ, trẻ thường cần tới khả năng tự khống chế mình, nhưng trẻ tăng động lại thiếu mất khả năng đó. Trẻ nghịch ngợm có thể tự điều chỉnh mình khi chúng thấy chưa quen với môi trường, chúng chỉ nghịch khi thấy môi trường phù hợp, trong khi đó trẻ tăng động không phân biệt được khi nào cần kiềm chế, khi nào có thể tự do chơi đùa.

2. Biện pháp đối với trẻ dư thừa năng lượng

Thiết lập trật tự và tạo thời gian biểu cho trẻ

Khi trẻ quá hiếu động đồng nghĩa khoảng chú ý của trẻ rất ngắn nên thường rất hay quên và bất cẩn phạm lỗi. Mặc dù bạn không nên quá nghiêm khắc với trẻ nhưng việc đề ra những quy tắc và thiết lập một thời gian biểu chi tiết là rất cần thiết để giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật và không quá bối rối thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Chia nhỏ các nhiệm vụ của trẻ

Những trẻ dư thừa năng lượng thường khó khăn với các nhiệm vụ quá phức tạp, do đó bạn nên giúp con chia nhỏ nhiệm vụ này thành từng công đoạn để trẻ dễ thực hiện và có hướng dẫn chi tiết. Bạn nên duy trì sự giao tiếp bằng ánh mắt với trẻ để chắc chắn rằng trẻ đang quan tâm đến điều bạn đang nói và có thể yêu cầu trẻ nhắc lại. Với trẻ đã biết đọc, bạn có thể viết ra những ghi chú này và dán ở những nơi trẻ dễ quan sát thấy.

Hạn chế các phiền nhiễu không đáng có

Trẻ dư thừa năng lượng và dễ bị phân tâm, do đó, bạn nên tạo cho trẻ một không gian lý tưởng, tránh xa các tiếng ồn từ ti vi, thiết bị điện tử trong khi làm bài tập về nhà hoặc thực hiện các sở thích.

Động viên khen thưởng khi con làm tốt

Với những trẻ tăng động thì việc hoàn thành trọn vẹn một nhiệm vụ sẽ giống như một thử thách lớn bởi trẻ rất khó tập trung. Do đó, cha mẹ cần khích lệ và động viên đúng cách khi nhận thấy con tiến bộ. Bạn có thể dành cho con những “phần thưởng tinh thần” như một cái ôm, cái đập tay tán thưởng hay những phần quà ngộ nghĩnh…

Hoạt động tuyệt vời giúp trẻ bớt hiếu động, nghịch ngợm

Võ thuật: đây là hoạt động giúp trẻ rèn luyện tính kỷ luật, sự tự tin, khả năng tập trung trong từng thế võ, đồng thời giúp nâng cao sức khỏe.

Thể thao đồng đội: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông… là những môn thể thao cho phép trẻ di chuyển liên tục, sử dụng nhiều nhóm cơ, giúp trẻ duy trì sự tập trung và tiêu hao năng lượng.

Hoạt động ngoại khóa ngoài thiên nhiên: đi bộ, leo núi, chèo thuyền… là cách giải tỏa năng lượng rất tốt, đồng thời giúp trẻ học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới.

Âm nhạc: đây là cách hiệu quả giúp thư giãn não bộ và tạo khoảng thời gian “tĩnh” để trẻ bớt hiếu động. Do đó, nếu còn phân vân trẻ hiếu động quá phải làm sao, bạn có thể cho con tham gia các lớp học đàn, trống… sau giờ học.

Bơi lội: đây là lựa chọn tuyệt vời với những trẻ tăng động để giúp rèn luyện tinh thần tự giác và tính kỷ luật cá nhân.

Trò chơi tư duy: xếp hình, cờ vua, xoay rubic… là những bài tập tốt cho trí não, giúp cải thiện khả năng tập trung chú ý cho trẻ.

3. Chung sống với trẻ dư thừa năng lượng

Vẫn biết kỷ luật và quy tắc là điều cần thiết, nhưng trẻ cũng cần có thời gian để tự do làm những việc trẻ yêu thích và giải tỏa nguồn năng lượng của mình. Qua đây, cha mẹ sẽ hiểu thêm về những thế mạnh của trẻ và có biện pháp động viên con đúng cách.

Trò chuyện chính là cách tốt nhất để cha mẹ hiểu những mong muốn và khó khăn của con. Bạn nên nhẹ nhàng, kiên trì hướng dẫn để trẻ dần điều chỉnh hành vi của mình, giảm bớt sự hiếu động. Với những trẻ nhỏ, bạn nên dành thời gian chơi cùng con như đóng kịch, xếp hình, kể chuyện trước khi đi ngủ.

Dư thừa năng lượng ở trẻ em

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh dư thừa năng lượng ở trẻ em là gì, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version