Theo dược liệu Đông Y: Quả Dứa Dại có vị ngọt, tính bình, Rễ có vị ngọt nhạt, tính mát, Đọt có vị ngọt, tính hàn, Hoa có vị ngọt, tính lạnh.
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Dứa dại, Dứa gai, Dứa gỗ, Dứa núi, Lỗ cổ tử
- Tên khoa học: Pandanus tectorius Parkinson ex Du Roi
- Họ: Dứa dại (Pandanaceae).
2. Mô tả Cây
- Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất. Lá ở ngọn các nhánh, hình dải, dài 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau. Hoa rất thơm, bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Dứa dại thường phân bố trên các bãi ẩm có cát, trong các rú bụi ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn; rừng ngập mặn, cũng phân bố trong đất liền, ở vĩ độ thấp, dọc theo các sông, khắp nước ta, từ Hoà Bình, Quảng Ninh, Nam Hà tới Quảng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang.
Thu hoạch
- Rễ thu hái quanh năm;
Bộ phận dùng
- Ngọn non, rễ, quả.
Chế biến
- thu các rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, đem về thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần. Thu hái quả vào mùa đông dùng tươi hay phơi khô.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Hạt phấn hoa và lá bắc rất thơm, khi chưng cất, người ta thu được nước thơm và hương liệu. Các phần ngoài của hoa (lá bắc) chứa tinh dầu mà 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl acetate, benzyl alcohol, geraniol, linalool, linalyl acetate, bromostyren, guaiaco,l phenylethyl alcohol và aldehyd
B. Tác dụng dược lý
- Quả có tác dụng cường tâm, phá tích trệ, ích huyết, giải độc rượu, bổ tỳ vị và tiêu đờm.
- Đọt có tác dụng lương huyết, sinh cơ, thanh nhiệt, tán nhiệt độc, sinh cơ và chỉ huyết.
- Hoa có tác dụng trừ thấp nhiệt, thanh nhiệt, cầm tiêu chảy do nhiệt độc và lợi thủy.
- Chủ trị: Sỏi thận, cảm sốt, viêm đường tiết niệu, thấp khớp, lòi dom, đinh râu, ho,…
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Tính vị:- Quả có vị ngọt, tính bình.- Rễ có vị ngọt nhạt, tính mát.
– Đọt có vị ngọt, tính hàn.
– Hoa có vị ngọt, tính lạnh.
- Quy kinh: Đọt cây dứa rừng quy vào kinh Bàng quang, Tiểu trường, Phế và Tâm.
Công Dụng
- Công năng: Lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm, phát hãn (ra mồ hôi)
- Công dụng:
- Chữa chứng đái rắt, chữa lòi dom, lợi tiểu, chữa mất ngủ.
- Rễ dứa dại mới được dùng trong phạm vị kinh nghiệm dân gian, làm thuốc lợi tiểu chữa phù thũng, đái buốt, đái rắt, đái ra sỏi. Dùng ngoài giã đắp chữa gãy xương, lòi dom. Đọt non dứa dại chữa sỏi thận, kinh phong trẻ em.
Lưu Ý
- Kiêng kỵ: Hầu hết các bộ phận của cây dứa rừng đều có tính lạnh, do đó nên thận trọng khi dùng cho người có tỳ vị hư hàn.
- Cây dứa dại được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh – đặc biệt là bài thuốc chữa sỏi thận. Tuy nhiên tác dụng thu nhỏ kích thước sỏi của vị thuốc này chưa thực sự được chứng minh trên phương diện khoa học. Vì vậy bạn nên hỏi thầy thuốc trước khi thực hiện để phòng ngừa những rủi ro không đáng có.
- Liều dùng hàng ngày rễ 10 – 15g; đọt non 15 – 20g. Dùng ngoài, không kể liều lượng : Đọt non dứa dại và lá đinh hương, giã đắp chữa đinh râu.
Bài thuốc sử dụng
1. Chữa đau đầu mất ngủ:
- Rễ dứa dại 20 – 30g, sao thơm, sắc lấy nước, chia 2 lần uống trong ngày.
2. Chữa tiểu buốt, đái ít:
- Rễ dứa 20 – 30g, rễ dứa gai (trái thơm) 20 – 30g, sắc lấy nước chia 2 lần uống trong ngày.
3. Chữa sỏi thận, tiết niệu:
- Rễ dứa dai hoặc dứa quả dại 12 – 20g, hạt quả chuối hột 10 – 12g, rễ cỏ tranh 10 – 12g, bông mã đề 8 – 10g, kim tiền thảo (lá đồng tiền hay gọi lá mắt trâu) 15 – 20g, rễ cây lau 10 – 12g, củ cỏ ống 10 – 12g, sắc lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100 – 150ml.
4. Trị viêm thận phù thũng:
- Rễ dứa dại 30 – 60g, thịt lợn nạc 150 – 200g, nấu thành canh ăn ngày một lần, một tuần cần ăn 3 – 4 lần. Kết hợp hằng ngày dùng rau dừa nước khô (du long thái) 30 – 60g, rau má 12 – 16g, bông mã đề 10 – 12g, bồ công anh 12 – 16g, sắc với nước uống vào trước bữa ăn ngày 2 lần, mỗi lần 150ml.
5. Chữa phù thũng:
- (Kinh nghiệm của nhân dân miền Nam): Rễ dứa dại 8g (nướng), rễ cau non 4g, vỏ cây đại 8g (sao vàng), hương nhu 8g, tía tô 8g, hoắc hương 8g, hậu phác 12g, rễ si 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn l00ml uống làm 2 lần trong ngày.
6. Chữa gãy xương:
- Rễ dứa dại, lá xoan non, ngải cứu, dây tơ hồng, vỏ cây gạo, củ nghệ. Mỗi thứ một nắm nhỏ. Giã nát trộn với lòng trắng trứng gà, đắp bó.
7. Chữa phù thận, đái dắt, đái ít, nước tiểu vàng đục:
- Rễ dứa dại 400g, râu ngô 300g, trấu gạo nếp l00g (sao thơm), củ sả l00g, nõn tre 50g, cam thảo dây 20g. Tất cả nấu với 2 lít nước, cho sôi kỹ trong 30 phút. Lọc, bỏ bã, thêm đường. Người lớn mỗi lần uống 200 – 300ml, ngày 2 lần. Trẻ em mỗi lần 100 – 150ml. Một đợt điều tri là 5 ngày. Nghỉ 3 ngày, tiếp tục đợi sau cho khỏi hẳn (Bệnh viện Ba Vì , Hà Nội).
8. Chữa viêm gan, xơ gan cổ trướng:
- Rễ dứa dại hoặc quả dứa dại 20 – 30g, lá quao nước 20 – 30g, lá cây ô rô 12 – 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 2 lần, mỗi lần chừng 150ml vào trước bữa ăn.
9. Chữa chứng viêm tinh hoàn:
- Lấy hạt quả dứa dại 30 – 60g, lá tử tô 30g, lá quất hồng bì 30g, nấu kỹ lấy nước để còn ấm rửa hằng ngày.
10. Ăn uống kém sau sinh:
- Rễ dứa dại 15 – 20g, vỏ cây chòi mòi 7 miếng cỡ 4cm x 6cm, sắc lấy nước uống ngày 2 lần vào trước bữa ăn, mỗi lần khoảng 100ml.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Namx