Site icon Medplus.vn

Đục thủy tinh thể bẩm sinh- nguyên nhân, chuẩn đoán & điều trị mới nhất

Đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là trẻ nhỏ ngay từ lúc mới sinh ra đã mắc bệnh về mắt. Nếu tình trạng bệnh của trẻ được phát hiện muộn và điều trị muộn thì cho dù khi lớn lên có tiến hành mổ thay thế thủy tinh thể thì thị lực cũng rất kém. Cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn về đục thủy tinh thể bẩm sinh.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là gì?

Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau mống mắt

(hay còn gọi là lòng đen). Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu.

Bình thường thủy tinh thể có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật.

Bệnh đục thủy tinh thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô, .

Đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh là trẻ mắc chứng này ngay từ khi vừa sinh ra.

Vì nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát dẫn đến việc thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt giống như tâm gương bị mờ ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc ta gọi là bệnh đục thủy tinh thể.

Do ánh sáng khó đi qua nên người bệnh bị đục thủy tinh thể bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là gì?

Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân nguyên phát. Do bẩm sinh liên quan đến yếu tố rối loạn di truyền.

Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể bẩm sinh

Bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ em – việc phát hiện và điều trị sớm vô cùng cần thiết.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm thì khi trẻ lớn lên, cho dù tiến hành mổ để thay thế thủy tinh thể thì thị lực của trẻ cũng rất kém. Bởi vì khi trẻ sinh ra, trẻ chưa chưa biết nhìn ngay được. Mà thị lực của trẻ sẽ được hình thành dần cùng quá trình lớn lên của trẻ bằng cách tập quan sát mọi thứ xung quanh. Đối với trẻ bị đục thủy tinh thể, trẻ sẽ không được tập nhìn hoặc nhìn mờ. Cho nên bị mất dần phản xạ nhìn. Khi không được tập nhìn như vậy, tế bào thị giác không được hoạt động nên sẽ bị teo nhỏ. Đây là lí do khiến thị lực của trẻ bị suy giảm.

Vì vậy, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ vô cùng quan trọng để giữ gìn thị lực cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều người còn nghĩ rằng bệnh đục thủy tinh thể chỉ có thể gặp ở người già. Nên nhiều trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh nhưng không được phát hiện sớm. Hầu hết các trường hợp trẻ được phát hiện bị đục thủy tinh thể đều do tình cờ. Cho nên khi phát hiện bệnh thì đã muộn, việc khôi phục lại thị lực cho trẻ kém hiệu quả hơn so với các trường hợp được phát hiện sớm.

Kiểm tra mắt ngay sau sinh – biện pháp cần thiết để phát hiện đục thủy tinh thể

Khám mắt cho trẻ sơ sinh tại bệnh viện

Việc khám mắt cho trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Vì trẻ em có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về mắt bẩm sinh như đục thủy tinh thể bẩm sinh, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, tắc tuyến lệ…

Bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh là do trong thời gian mang thai mẹ bị nhiễm virus. Do đó, trong quá trình mang thai, thai phụ nên tránh gặp các vấn đề như ốm, sốt… Sau khi sinh, bố mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra mắt để có thể phát hiện sớm những tổn thương mắt bẩm sinh.

Kiểm tra mắt ngay sau sinh – biện pháp cần thiết để phát hiện đục thủy tinh thể

Quan sát biểu hiện của trẻ

Việc phát hiện bệnh của trẻ nhỏ rất khó, nhất là khi trẻ chỉ bị đục thủy tinh thể một phần. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần chủ động theo dõi, kiểm tra để phát hiện sớm. Đây là cách duy nhất để phát hiện những dấu hiệu bất thường. Có thể kiểm tra mắt của trẻ bằng cách chiếu đèn vào mắt và quan sát đồng tử. Nếu thấy trong đồng tử của mắt có ánh sáng thì hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt. Đồng thời, theo dõi phản xạ nhìn của trẻ. Nếu đến 2-3 tháng tuổi nhưng trẻ vẫn chưa biết quan sát theo tay mẹ khi di chuyển đồ vật, thì đó cũng chính là dấu hiệu của triệu chứng bất thường ở mắt.

Với trẻ lớn hơn, bệnh dễ nhận biết hơn, với biểu hiện con ngươi mắt bị trắng đục dần. Trẻ có dấu hiệu nhìn kém, phải nheo mắt khi nhìn xa. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại nhầm tưởng là trẻ bị cận thị và cho trẻ đeo kính cận. Tuy nhiên thị lực khi đeo kính vẫn không được cải thiện.

Xem thêm Nguyên nhân đục thủy tinh thể ở mắt

Nguồn tham khảo: NHS

Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version