Site icon Medplus.vn

Đục thủy tinh thể có nên mổ không?- Phương pháp mổ đục thuỷ tinh thể mới nhất hiện nay

Đục thủy tinh thể có nên mổ không

Đục thủy tinh thể có nên mổ không

Đục thuỷ tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể là tình trạng phân tử protein không hòa tan mà bị tích tụ trong thủy tinh thể theo thời gian làm cho tính trong suốt của nó không còn nữa. Tình trạng này được coi là đáng kể khi nó làm giảm thị lực xuống còn dưới 3/10. Đây là lí do nhiều người suy nghĩ đến việc mổ mắt nhưng vẫn vô cùng đắn đo. Cùng Medplus tìm hiểu để quyết định đục thủy tinh thể có nên mổ không.

Đục thủy tinh thể có nên mổ không?

Bệnh nhân bị đục thủy tinh thể nên mổ càng sớm càng tốt. Để tránh các biến chứng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bệnh cho rằng khi nào mắt không nhìn thấy đường nữa mới đi phẫu thuật. Nhưng thực tế cho thấy nếu để đến mức đó mới quyết định thay thủy tinh thể thì phẫu thuật sẽ khó khăn. Và tiên lượng thường kém hơn. Bởi tỉ lệ xảy ra tai biến trong lúc mổ cao hơn so với phẫu thuật vào thời điểm sớm và thuận lợi hơn.

Rất nhiều người thắc mắc đục thủy tinh thể có nên mổ không

Vì sao đục thủy tinh thể nên mổ?

Khi bị đục thủy tinh thể, thể thủy tinh càng ngày càng bị đục nhiều. Đến khi thủy tinh thể quá chín sẽ bị gây biến chứng có thể gây tăng nhãn áp. Ngoài ra có thể bị vỡ bao, lúc đó protein của thủy tinh thể trở thành vật thể lạ với cơ thể. Từ đó sẽ bị cơ thể tấn công gây phản ứng viêm màng bồ đào.

Ngoài ra, trong quá trình thủy tinh thể quá chín sẽ bị ngấm nước và phồng lên. Hiện tượng này gây mất chức năng, không thể điều tiết thể dịch được nữa. Nó gây tăng nhãn áp (bệnh Glôcôm). Khi đó bệnh nhân bị đau nhức đầu dữ dội. Tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến thần kinh mắt, làm teo thần kinh mắt không phục hồi. Đến lúc này, thì dù bác sĩ phẫu thuật có tốt đến đâu thì khả năng thị lực hồi phục cũng kém. Thậm chí không thể nhìn được nữa.

Khi thủy tinh thể đục quá cứng thì trong mắt sẽ có những phản ứng viêm, đồng tử bị dính lại. Nặng hơn là mắt thoái hóa. Môi trường trong suốt bị đục hết khiến cho phẫu thuật khó khăn hơn. Không những vậy mà còn dễ tổn thương đến các vùng xung quanh.

Tự chúng ta đã tự trả lời được câu hỏi đục thủy tinh thể có nên mổ không?

Đục thủy tinh thể nên mổ càng sớm càng tốt

Phương pháp mổ đục thủy tinh thể mới nhất hiện nay

Đục thủy tinh thể đang là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực, mù lòa trên thế giới. Cho đến bây giờ, phẫu thuật vẫn là cách chữa bệnh đục thủy tinh thể có hiệu quả nhất. Phacoemulsification tức là dùng năng lượng sóng siêu âm để tán nhuyễn và tách thủy tinh thể đục thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ không cần khâu và thay vào đó bằng một thủy tinh thể nhân tạo khác. Đây là một phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể thể an toàn, hiệu quả và tiên tiến nhất hiện nay. Những ưu điểm của phẫu thuật Phaco:

  • Vết mổ rất nhỏ.
  • Thị lực của bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.
  • Thời gian phẫu thuật chỉ từ 20 – 30 phút.
  • Bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày.
  • Tỷ lệ biến chứng của phương pháp này ít, gần như không gây chảy máu, đau ít.
Phương pháp mổ Phacoemulsification

Kết quả sau khi mổ đục thủy tinh thể

  • Cải thiện thị lực, mức độ tùy thuộc vào tình trạng đáy mắt và giác mạc cũng như những bệnh đã có trước đây trên mắt bệnh nhân.
  • Tăng khả năng nhìn khi di chuyển và lái xe, cũng như các sinh hoạt hàng ngày: đọc sách, xem TV…. Tùy vào loại thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu hay đa tiêu mà khả năng nhìn này sẽ khác nhau. Khi chọn thủy tinh thể nhân tạo trước phẫu thuật bác sỹ sẽ tư vấn điều này.

Xem thêm Đục thủy tinh thể bẩm sinh

Nguồn tham khảo: NHS

Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version