Site icon Medplus.vn

Đục thủy tinh thể và cách điều trị

Đục Thủy Tinh Thể Và Cách Điều Trị

Đục Thủy Tinh Thể Và Cách Điều Trị

Đục thủy tinh thể là tình trạng phân tử protein không hòa tan mà bị tích tụ trong thủy tinh thể theo thời gian làm cho tính trong suốt của nó không còn nữa. Tình trạng này được coi là đáng kể khi nó làm giảm thị lực xuống còn dưới 3/10. Ngày nay rất nhiều người bị đục thủy tinh thể, không chỉ là người già. Cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết đục thủy tinh thể và cách điều trị.

Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau mống mắt (hay còn gọi là lòng đen). Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu.

Bình thường thủy tinh thể có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật.

Bệnh đục thủy tinh thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô.

Vì nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát dẫn đến việc thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt giống như tâm gương bị mờ ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc ta gọi là bệnh đục thủy tinh thể.

Do ánh sáng khó đi qua nên người bệnh bị đục thủy tinh thể bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa.

Bệnh đục thủy tinh thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô.

Điều trị đục thủy tinh thể như thế nào?

Đeo kính

Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho đeo kính. Bên cạnh đó còn có thể dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật sẽ lấy thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính để thay thế thủy tinh thể.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định khi đục thủy tinh thể gây giảm thị lực cản trở sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như lái xe, đọc sách hoặc xem ti vi. Bệnh nhân và bác sĩ  cùng quyết định thời điểm phẫu thuật. Trong đa số trường hợp có thể trì hoãn phẫu thuật cho đến khi tư tưởng đã sẵn sàng. Nếu bạn bị đục thủy tinh thể cả hai mắt, bác sĩ cũng không phẫu thuật hai mắt cùng lúc. Mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở hai thời điểm khác nhau. Nếu hai mắt bị ảnh hưởng nhiều thì hai phẫu thuật có thể được tiến hành cách nhau 2 – 4 tuần.

Một số trường hợp có thể lấy thủy tinh thể khi chưa gây giảm thị lực nhưng lại cản trở việc khám và điều trị các bệnh mắt khác. Chẳng hạn bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già hoặc bệnh võng mạc tiểu đường.

Đục thủy tinh thể và cách điều trị bằng phẫu thuật lấy thủy tinh thể có hiệu quả không?

Hiện nay phẫu thuật lấy thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất của chuyên khoa Mắt. Đây cũng là một trong những phẫu thuật an toàn nhất và cho kết quả rất tốt. Với kỹ thuật tiên tiến và trang thiết bị hiện đại, 90% trường hợp sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể cho thị lực tốt.

Cách điều trị đục thủy tinh thể được thực hiện như thế nào?

Chủ yếu có hai cách lấy đục thủy tinh thể và cách điều trị. Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể hai cách phẫu thuật khác nhau như thế nào và giúp bạn quyết định cách tốt nhất:

Phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể hay phaco

Tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc. Giác mạc là cái vòm trong suốt che phủ phía trước tròng đen. Sau đó đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này phát ra sóng siêu âm làm thủy tinh thể mềm và phân thành những mảnh nhỏ, do đó có thể hút ra. Hiện nay hầu hết phẫu thuật lấy thủy tinh thể được thực hiện bằng phương pháp phaco, còn gọi là phẫu thuật đường rạch nhỏ.

Phương pháp mổ Phacoemulsification

Phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao

Tạo một đường rạch dài hơn ở một phía giác mạc và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra. Sau đó hút phần còn sót lại.

Sau khi lấy thủy tinh thể, bác sĩ sẽ đặt một kính nội nhãn thay vào vị trí của thủy tinh thể. Kính nội nhãn là một thấu kính nhân tạo trong suốt, sẽ là một phần của mắt bạn suốt đời nhưng bạn không cần phải chăm sóc cho nó. Thị lực của bạn sẽ cải thiện tốt với kính nội nhãn vì ánh sáng xuyên qua nó đến võng mạc. Nhưng bạn cũng không cảm thấy hoặc nhìn thấy thấu kính mới này.

Một số trường hợp không thể đặt kính nội nhãn vì đang có bệnh mắt khác hoặc có tai biến khi phẫu thuật. Trường hợp này có thể đeo kính sát tròng hoặc đeo kính gọng sau mổ.

Các loại kính nội nhãn (thủy tinh thể nhân tạo)

Hiện nay có nhiều loại kính nội nhãn (thủy tinh thể nhân tạo) đặt vào trong mắt sau phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể như

– Kính nội nhãn đơn tiêu (giúp mắt nhìn rõ một cự ly nhất định)

– Kính nội nhãn đa tiêu (giúp mắt nhìn rõ cả cự ly xa và gần)

– Kính nội nhãn toric (giúp điều chỉnh loạn thị của mắt bệnh nhân).

Tuỳ theo tình trạng mắt, tính chất nghề nghiệp, khả năng tài chính của bệnh nhân, Bác sỹ sẽ tư vấn để đặt kính nội nhãn thích hợp giúp hồi phục thị lực cho người bệnh một cách tốt nhất.

Cần làm gì trước nếu chọn cách điều trị đục thủy tinh thể là phẫu thuật?

Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm. Những xét nghiệm này bao gồm đo độ cong giác mạc, kích thước và hình dạng nhãn cầu. Từ đó để chọn loại kính nội nhãn thích hợp. Xét nghiệm máu (người bệnh nhịn ăn sáng) và khám nội khoa để đảm bảo thể trạng người bệnh cho phép tiến hành phẫu thuật.

Đo độ cong giác mạc trước khi điều trị đục thủy tinh thể bằng phương pháp phẫu thuật

Trên đây là bài viết đục thủy tinh thể và cách điều trị. Hãy đọc đi đọc lại để thành hành trang cho chính chúng ta,

Xem thêm Đục thủy tinh thể ở người trẻ tuổi

Nguồn tham khảo: NHS

Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!