Site icon Medplus.vn

Người lao động được hưởng chế độ thai sản mấy lần [cập nhật 9/2021]

Chế độ thai sản là chế độ cả lao động nam và nữ cùng được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm bù đắp nguồn thu nhập bị giảm thai sản. Đây chính là sự bảo vệ quyền lợi người lao động được pháp luật quy định. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là người lao động hưởng chế độ thai sản được mấy lần? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản được mấy lần?

Người lao động được hưởng chế độ thai sản mấy lần

1.1. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản 2020

1.1.1. Đối tượng được hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ khi:

1.1.2. Điều kiện để hưởng chế độ thai sản

Để được hưởng quyền lợi bảo hiểm thai sản, bạn cần lưu ý về thời gian tham gia. Cụ thể thời gian để được hưởng chế độ này của một số đối tượng như sau:

Lưu ý:

Người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ này.

1.2. Kết luận

Vậy người lao động được hưởng thai sản mấy lần? Căn cứ vào Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, không có quy định về việc chế độ thai sản được hưởng mấy lần. Vì thế người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản cho mỗi lần mang thai, sinh con, nhận con nuôi nếu đáp ứng đủ các điều kiện nói trên.

2. Quyền lợi hưởng chế độ thai sản năm 2021

Quyền lợi hưởng chế độ thai sản

A. Quyền lợi của vợ

2.1. Thời gian nghỉ

Căn cứ theo bộ Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định về thời gian hưởng bảo hiểm thai sản như sau:

2.1.1. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

Quyền lợi thời gian nghỉ để khám thai được quy định như sau:

2.1.2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, thai chết, hút thai, nạo, lưu hoặc phá thai bệnh lý

Đối với những trường hợp trên, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám/chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa như sau:

Lưu ý

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

2.1.3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Lưu ý

2.1.4. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

2.1.5. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Khi thực hiện các biện pháp tránh thai, người lao động sẽ được nghỉ:

Lưu ý

Khi thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động sẽ được hưởng những ngày nghỉ theo quy định.

2.2. Mức tiền được hưởng

2.2.1. Tiền trợ cấp một lần khi sinh con

Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền thai sản, bao gồm:

Trợ cấp một lần: Mức lương cơ sở x 2

2.2.2. Tiền chế độ thai sản

Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Mức hưởng hàng tháng= 100% x Mbq6t

Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

B. Quyền lợi của chồng

Quyền lợi chế độ thai sản cho chồng

2.3. Thời gian nghỉ thai sản

Theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong 30 ngày đầu kể từ ngày người vợ sinh con, người chồng được nghỉ từ 05 đến 14 ngày làm việc:

2.4. Mức tiền hưởng chế độ thai sản

2.4.1. Tiền chế độ

Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, tiền thai sản của chồng được tính bằng cách:

Mức hưởng = Mbq6t / 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ

Trong đó:

2.4.2. Trợ cấp 1 lần

Lao động nam được hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ không tham gia bảo hiểm.

Mức trợ cấp 1 lần = 2 x Lương cơ sở tháng

3. Mức hưởng thai sản khi hưởng nhiều lần

Mức hưởng chế độ thai sản cho mỗi lần hưởng không phụ thuộc vào số lần đã hưởng trước đó mà phụ thuộc vào căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và mức lương cơ sở áp dụng trong tháng người lao động sinh con hoặc nhận con nuôi.

3.1. Mức hưởng đối với lao động nữ mang thai

Mức hưởng của lao động nữ khi mang thai được tính theo công thức sau:

Mức hưởng hàng tháng= 100% x Mbq6t

Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

3.2. Mức hưởng với lao động nữ đi khám thai

Mức hưởng với lao động nữ đi khám thai được tính theo công thức sau:

Mức hưởng 1 ngày = Mức hưởng 1 tháng/ 24 ngày

3.3. Mức hưởng với lao động nữ sảy, nạo, hút, tránh thai

Mức hưởng với lao động nữ sảy, nạo, hút, tránh thai được tính theo công thức sau:

Mức hưởng 1 ngày = Mức hưởng 1 tháng/ 30 ngày

3.4. Mức hưởng với lao động nữ khi sinh con

Mức hưởng với lao động nữ khi sinh con được tính gồm 2 khoản theo công thức:

Trợ cấp 1 lần khi sinh = Mức lương cơ sở  x 2

Mức hưởng 1 tháng = 100% x Mbq6t

3.5. Mức hưởng với lao động nam khi có vợ sinh con

Mức hưởng với lao động nam được tính

Mức hưởng 1 ngày = Mức bình quân tiền lương tháng đang đóng bảo hiểm xã hội/24 ngày.

Trợ cấp 1 lần khi vợ không tham gia BHXH = Mức lương cơ sở tháng x 2

4. Kết luận

Medplus đã trả lời cho bạn câu hỏi người lao động hưởng chế độ thai sản được mấy lần rồi. Không có quy định về việc chế độ thai sản được hưởng mấy lần. Vì thế người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản cho mỗi lần mang thai, sinh con, nhận con nuôi nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định.

Ngoài ra, mẹ có thể tham gia thêm các chương trình bảo hiểm thai sản cho bà bầu từ các Công ty bảo hiểm. Bảo hiểm sức khỏe này mang đến quyền lợi cho trường hợp sinh thường, sinh mổ hoặc không may gặp biến chứng thai sản, trong đó bao gồm các chi phí tiền phòng, chi phí sinh, kiểm tra thai kỳ, chi phí chăm sóc em bé, chi phí cấp cứu và điều trị.

Xem ngay các gói bảo hiểm thai sản được đánh giá cao:

Exit mobile version