Site icon Medplus.vn

Dược liệu trị bệnh vừa là thuốc bổ | [CÂY NHÀU]

duoc-lieu-tri-benh-vua-la-thuoc-bo-cay-nhau

duoc-lieu-tri-benh-vua-la-thuoc-bo-cay-nhau

Theo tài liệu cổ: Quả cây nhàu có vị hăng, cay và nồng, tính mát. Rễ có vị chát, tính bình. Tác dụng trị mụn nhọt, làm thuốc bổ và chữa chứng lỵ, nhuận tràng.Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

duoc-lieu-tri-benh-vua-la-thuoc-bo-cay-nhau

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Qui Kinh

Công năng

Chữa trị

Công Dụng

Quả nhàu

Ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, thũng, đau gân, đái đường. Nướng chín ăn để chữa lỵ. Ăn ngày 1-3 quả. Vì mùi hăng, nồng và cay nên khó ăn được nhiều.

Rễ nhàu:

Ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng (có khi dung quả nhàu non, thái mỏng, sao khô thay rễ).

Lá nhàu:

Giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non. Sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ.

Vỏ cây nhàu:

Nấu nước cho phụ nữ sau khi sanh uống bổ máu.

Lưu Ý

Liều dùng

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa huyết áp cao:

rễ nhàu 30-40g/ngày, sắc uống thay nước chè, sau 2 tuần là có kết quả, sau đó giảm bớt liều, uống liên tục 2,3 tháng.

2. Nhức mỏi tay chân, đau lưng:

quả nhàu non thái mỏng sao khô, 300g ngâm trong 2 lít rượu 30-40 độ sau 2 tuần, uống ngày 2 lần, lần 1 ly con 30-40ml.

3. Chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt:

lá nhàu tươi 3-6 lá tươi rửa sạch nấu với 500ml nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 2-5 ngày.

4. Chữa mụn nhọt ngoài da:

Vài lá nhàu tươi. Rửa sạch, để ráo nước và giã nát rồi đắp lên mụn nhọt. Thực hiện cho đến khi nhọt vỡ và da liền lại.

5. Chữa chứng đau lưng do thận hư yếu:

Rau ngót, rễ ngà voi, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh), cối xay, đậu săng, dây gùi và ngó bần mỗi vị 8g, ngũ trảo và rễ nhàu mỗi vị 12g. Sắc với 500ml nước với lửa nhỏ cho đến khi còn 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần. Nên uống khi thuốc còn nóng.

6. Chữa chứng rối loạn kinh nguyệt ở bệnh nhân cao huyết áp:

Ích mẫu 20g, hương phụ (củ gấu) tẩm giấm sao 12g, quả nhàu 20g, cam thảo dây 6g. Đem rửa sạch dược liệu và sắc với nước, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Sắc mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi.

7. Trị bệnh huyết áp cao, suy nhược thần kinh và mất ngủ:

Thảo quyết minh (hạt muồng) sao thơm 12g, gừng củ 3 lát, rễ nhàu 24g, vỏ bưởi 6g, thổ phục linh 8g, rau má 8g. Cho các vị vào ấm, đổ 500ml nước vào sắc cho đến khi còn 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần khi thuốc còn nóng.

8. Chữa chứng đau nửa đầu và nhức đầu kinh niên:

Rau má, cối xay, hạt muồng trâu mỗi vị 12g, rễ nhàu 24g và củ gấu (sao, tẩm) mỗi vị 8g. Cho dược liệu vào ấm và sắc với 500ml nước còn lại 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần. Nên sử dụng khi thuốc còn ấm.

9. Chữa chứng đau nhức do bệnh phong thấp:

Dây đau xương, rễ nhàu, rễ cỏ xước, củ khúc khắc (thổ phục linh) mỗi vị 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày dùng 1 thang, chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống.

10. Chữa chấn thương, trầm cảm và stress:

Quả nhàu tươi. Ép lấy nước uống khi bụng đói.

11. Bài thuốc giúp nuôi dưỡng tóc và cải thiện các bệnh về da đầu:

Quả nhàu tươi. Ép lấy nước và thoa lên da đầu.

12. Bài thuốc chữa nấm da:

Quả nhàu tươi. Cắt thành từng lát mỏng rồi chà xát nhẹ vào vùng da cần điều trị.

13. Bài thuốc chữa mất ngủ, cao huyết áp, đau đầu và nhức mỏi:

Sinh địa, ngưu tất và hoa hòe mỗi vị 12 – 16g, rễ nhàu thái lát (phơi khô) 20 – 30g. Đem sắc uống, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

14. Chữa mất ngủ, đau đầu và chóng mặt do huyết ứ:

Ngưu tất 20g, rễ nhàu 50g và thảo quyết minh 15g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version