Site icon Medplus.vn

Đương Quy – Loại Sâm Quý trị Bách Bệnh

cay duong quy va nhung cong dung doi voi suc khoe - Medplus

Đương quy là cái tên khá quen thuộc, thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh và là nguyên liệu quan trọng cho các món ăn bồi bổ sức khỏe,….Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

A. Thông tin Dược Liệu

Tên tiếng việt: Đương quy tàu, Vân quy, Tần quy

Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv) Deils

Họ: Apiaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Đương quy là giống cây thân thảo lớn, sống lâu năm với chiều cao khoảng từ 40 – 60cm và có thể lên đến 1m khi cây ra hoa. Phần thân cây có màu tím, hình trụ và có rãnh dọc.

Lá mọc so le nhau và xẻ lông chim 3 lần, phần gốc lá phát triển thành bẹ to, đầu nhọn. Mép lá có răng cưa không đều nhau và chia thùy.

Hoa đương quy có màu trắng lục nhạt, mọc thành chùm ở phía ngọn cây. Nhị hoa dài và có đầu tròn. Quả bế dẹt và có rìa màu tím nhạt. Mùa hoa quả ở vào khoảng tháng 7 đến tháng 8. Toàn thân của cây có mùi thơm rất đặc biệt.

2. Bộ phận dùng

Phần rễ cây chính là bộ phận được sử dụng làm dược liệu.

3. Phân bố

Ở nước ta, loại dược liệu này được di thực và trồng khá phổ biến. Điển hình như ở các tỉnh Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai và một số tỉnh ở Tây Nguyên.

4. Thu hái và sơ chế

Chỉ thu hái khi dược liệu trồng được 3 tuổi trở lên. Thời điểm để đào rễ tốt nhất là vào mùa thu.

Sau khi thu hoạch sẽ tiến hành cắt bỏ phần lá và giữ lại phần rễ. Sau đó đem đi rửa sạch để loại bỏ hết đất cát và tạp chất. Có thể sao khô hoặc phơi khô để sử dụng dần.

Đương quy được phân thành 3 loại chính với cách chế biến khác nhau:

5. Bảo quản

Dược liệu sau khi đã được sơ chế cần bảo quản ở những nơi thoáng mát với độ ẩm không vượt quá 15%.

B. Công dụng và cách dùng Dược Liệu

 Thành phần hóa học

Mốt số thành phần được ghi nhận có trong dược liệu bao gồm:

2. Tính vị, công năng

Đương quy có vị ngọt hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận tràng.

3. Tác dụng dược lý

1. Theo Y học cổ truyền:

2. Theo Y học hiện đại:

4. Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng đương quy theo nhiều cách khác nhau. Phổ biến nhất là tán bột, sắc, làm hoàn hay làm tinh dầu.

Liều lượng được khuyến cáo cho một ngày là khoảng từ 5 – 15g. Tuy nhiên, tùy vào từng bài thuốc mà có thể sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.

C. Các Bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Chữa rong kinh, rong huyết hay sảy thai ra máu không dứt ở phụ nữ

2. Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, mồ hôi chảy mãi không hết

3. Bài thuốc chữa táo bón, huyết nhiệt

 Bài thuốc chữa gầy yếu, sốt về chiều, thiếu máu

Những lưu ý khi sử dụng đương quy

Để đem lại những lợi ích tối ưu và ngăn ngừa những vấn đề không mong muốn phát sinh, khi sử dụng dược liệu đương quy bạn cần chú ý:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Đương Quy cũng như một số bài thuốc hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version