Gan được coi là cơ quan nội tạng quan trọng nhất của cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng thường có câu nói nổi tiếng “dinh dưỡng bắt đầu ở gan”. Đây được coi là cơ quan nội tạng quan trọng nhất của cơ thể. Tuy nhiên, ngày nay tình trạng bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến gan ngày càng tăng cao bởi lối sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh. Yoga được đề xuất như một trong những phương pháp “chủ chốt” giúp bạn có lá gan khỏe mạnh bên cạnh việc ăn uống hợp lý. Sau đây là 4 bài tập Yoga mà Medplus đề cử cho bạn.
1. Lợi ích của Yoga đối với gan
- Giúp giảm mệt mỏi: Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh gan. Nguyên nhân là do gan chuyển hóa kém, năng lượng dự trữ giảm, tổn thương hệ miễn dịch. Lúc này, bên cạnh các phương pháp điều trị tổn thương gan thì tập yoga cũng góp phần cải thiện sức khỏe gan.
- Giảm đầy bụng, chậm tiêu: Những người bị bệnh gan thường gặp các vấn đề hệ tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, chướng bụng. Việc tập thể dục sẽ tăng cường vận động các cơ trên đường tiêu hóa, từ đó cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Hỗ trợ giải độc gan: Yoga có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh glutathione, đây là chất tham gia vào quá trình thải độc gan, khử gốc tự do sinh ra tại gan. Đồng thời, việc tập yoga giúp bảo vệ gan khỏi tác nhân gây hại, cần thiết cho người bệnh gan.
- Giảm quá trình oxy hóa: Vận động cơ thể giúp tăng tuần hoàn máu, tăng oxy nuôi dưỡng các mô, ngăn ngừa quá trình oxy hóa tại gan. Từ đó, giúp giảm việc sản sinh gốc tự do gây tổn thương gan.
- Giảm nguy cơ tổn thương gan: Khi mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp, béo phì… người bệnh thường phải sử dụng thuốc tây thường xuyên gây áp lực cho gan. Việc tập luyện yoga, thể dục thể thao giúp hỗ trợ gan thải độc, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan.
2. 4 bài Yoga giúp lá gan khỏe mạnh
2.1 Tư thế vặn mình
Tư thế vặn mình được gọi là vua của cá. Nó biết đến với công dụng tốt cho gan, giảm áp lực lên gan, ngăn ngừa tổn thương gan. Đồng thời, tư thế vặn mình giúp hỗ trợ giải độc gan tốt.
- Bước 1: Tư thế ngồi yoga, khoanh chân và bắt chéo chân trái qua phải
- Bước 2: Đầu gối từ từ nâng lên, hướng lên cao
- Bước 3: Di chuyển bàn tay phải qua chân trái và giữ chân trái, tiếp theo ấn nhẹ chân trái vào bụng, quay đầu sang bên phải một lúc
2.2 Tư thế mặt bò
Đây là tư thế tốt để điều trị xơ gan. Khi bị xơ gan, lưu lượng máu bị ngăn chặn bởi các mô sẹo. Gan không thể thực hiện hết chức năng đào thải độc tố, chuyển hóa dinh dưỡng, dự trữ… Thực hiện những bài tập này giúp gan hoạt động hiệu quả, đảm bảo oxy và lưu lượng máu chảy tốt.
- Bước 1: Ngồi xổm trên bề mặt với một chân bắt chéo chân bên kia
- Bước 2: Cho phép cột sống của bạn kéo dài ra, đặt hai tay ra sau lưng, một tay trên vai, 1 tay dưới sườn của bạn
- Bước 3: Sau đó, chắp hai tay ở phía sau lại với nhau, giữ nguyên tư thế này
2.3 Tư thế cái cày
Tư thế cái cày giúp bạn giảm mệt mỏi, lưu thông máu và tăng cường chức năng thải độc gan. Hơn nữa, bài tập giúp tăng cường chức năng tim mạch, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe
- Bước 1: Nằm ngửa, giữ hai chân nối lại, đặt dưới đất
- Bước 2: Nâng cơ thể và chân lên trên cao, tư thế thẳng đứng ngược
- Bước 3: Vai chống xuống đất, giữ thăng bằng cho toàn cơ thể phía trên
- Bước 4: Sau đó, đưa tay đỡ hông, co chân khỏi hông và từ từ đưa xuống qua đầu
- Bước 5: Tiếp đến, bạn hít thở đều, giữ nguyên tư thế này trong 5 – 7 nhịp thở
2.4 Bài tập gập người
Tư thế nằm ngửa, nâng đầu kéo chân giúp thư giãn phần thân giữa. Chúng được ví như bài tập yoga dành cho các cơ quan nội tạng, trong đó có gan. Bằng những động tác cơ bụng hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường chức năng gan, tăng khả năng lưu thông của gan. Bên cạnh đó, bài tập cũng giúp bạn giảm căng thẳng, giúp gan làm tốt công việc của mình.
- Bước 1: Nằm trên thảm yoga hoặc bề mặt mềm, nâng chân trái lên co đầu gối, tay và người bên phải hơi gập về bên trái
- Bước 2: Giơ tay lên, gấp cánh tay phải, lòng bàn tay phải đặt lên tai. Tiếp tục nâng người, đưa cơ thể về phía trước, chếch sang trái. Giữ vị trí này trong 2 giây
- Bước 3: Từ từ trở về vị trí ban đầu, thư giãn hoàn toàn vùng bụng
- Bước 4: Lặp lại 20 lần cho mỗi bên
Những bài tập trên sẽ giúp tăng cường sức khỏe gan của bạn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:
- Những dấu hiệu nhận biết về bệnh suy gan
- Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh suy gan bạn không nên bỏ qua