Gây tê màng cứng là phương pháp giảm đau phổ biến nhất khi chuyển dạ. Mẹ bầu thường yêu cầu gây tê màng cứng nhiều hơn bất kỳ phương pháp giảm đau nào khác.
Ảnh hưởng của gây tê màng cứng với mẹ
1. Gây hạ huyết áp
Việc thực hiện gây tê ngoài màng cứng có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp đột ngột ở người mẹ. Mẹ bầu có thể cảm thấy buồn nôn hoặc chóng mặt sau khi được gây tê. Chính vì vậy, các bác sĩ và hộ lý thường phải theo dõi liên tục huyết áp của bạn để đảm bảo rằng lưu lượng máu truyền đến bé vẫn ổn định và đầy đủ. Trong trường hợp giảm huyết áp, thuốc và oxy sẽ được bổ sung lập tức cho mẹ bầu.
2. Nhức đầu
Khoảng 1% các ca thực hiện gây tê gặp phải tình trạng đau đầu dữ dội. Nguyên nhân thường là do rò rỉ các dịch não tủy ra khoang ngoài màng cứng. Nếu cơn đau đầu kéo dài liên tục sau sinh, bác sĩ bắt buộc phải thực hiện nghiệm pháp vá màng cứng bằng máu tự thân.
Trong nghiệm pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng chính máu của bạn để tiêm vào các khoang ngoài màng cứng, giúp vá vết rò, từ đó khắc phục tình trạng đau đầu.
3. Gặp khó khăn trong việc đi tiểu
Gây tê ngoài màng cứng có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi đi tiểu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các bác sĩ phải sử dụng ống thông để giúp các mẹ bầu đi tiểu sau khi gây tê ngoài màng cứng.
4. Đau lưng
Đau lưng là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này thường là do đau nhức ở vị trí kim đâm vào. Một nguyên nhân khác có thể gây đau lưng là do rò rỉ các dịch não tủy hoặc các phản ứng dị ứng của cơ thể với thuốc hoặc các dịch được tiêm vào.
5. Việc chuyển dạ bình thường trở nên khó khăn hơn
Gây tê ngoài màng cứng có thể gây khó khăn trong việc đẩy em bé ra ngoài khi chuyển dạ. Do đó, bác sĩ sản khoa có thể phải áp dụng một số thủ thuật y khoa khác như mổ lấy thai hoặc đỡ đẻ bằng kẹp.
6. Tê bì sau sinh
Các mẹ thực hiện gây tê có thể bị tê phần dưới cơ thể sau khi sinh. Trong trường hợp này, bạn cần phải có người dìu dù chỉ đi một đoạn đường khá ngắn. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng sau sinh.
7. Tổn thương thần kinh
Việc thực hiện gây tê này đôi khi có thể gây ra các tổn thương vĩnh viễn ở khu vực đặt các ống thông (catheter). Đối với trường hợp này, đôi khi cần phải có sự can thiệp y tế để điều trị và thường mất vài tuần hoặc vài tháng để hồi phục. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mẹ bầu thậm chí không thể hồi phục hoàn toàn.
8. Các tác dụng phụ khác
Một số phụ nữ sau khi tiến hành gây tê ngoài màng cứng có thể gặp các vấn đề về tai (như ù tai), có cảm giác ngứa ran ở chân hoặc sốt.
Ảnh hưởng của gây tê màng cứng với thai nhi
Theo nghiên cứu về ảnh hưởng của việc gây tê màng cứng đối với trẻ sơ sinh có phần mơ hồ và nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Vì liều lượng và thuốc có thể thay đổi, thông tin cụ thể từ nghiên cứu hiện không có sẵn. Một tác dụng phụ có thể xảy ra với một số em bé khi nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra khi trong tử cung, em bé có thể trở nên lờ đờ và gặp khó khăn trong việc sinh nở.
Phương pháp này còn có thể gây ức chế hô hấp và giảm nhịp tim thai nhi ở trẻ sơ sinh.
Xem bài viết liên quan: Sự Thật Về Gây Tê Màng Cứng Khi Chuyển Dạ
Tìm hiểu những lý do rạn da sau sinh và cách ngăn ngừa
Chuyện gì xảy ra khi dây rốn quấn quanh cổ thai nhi?
Cẩn thận 8 biến chứng khi sinh con và cách phòng tránh
Rạch tầng sinh môn khi sinh thường – mẹ bầu đã biết?
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!