Site icon Medplus.vn

GÃY XƯƠNG ĐÒN: 4 ĐIỀU CẦN BIẾT

Gãy xương đòn

Gãy xương đòn

Cùng Medplus tìm hiểu về gãy xương đòn, để hiểu biết thêm về nguyên nhân, triệu chứng của gãy xương đòn bạn nhé!

Gãy xương đòn

1.Gãy xương đòn là gì?

Xương đòn là xương nằm sát dưới da ở vùng vai, có vai trò như chiếc đòn gánh nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cánh tay

Cơ thể có 2 xương đòn nằm giữa lồng ngực (xương ức) và bả vai (xương bả vai), kết nối cánh tay với cơ thể.

Xương đòn nằm trên một số dây thần kinh và mạch máu quan trọng. Tuy nhiên, những cấu trúc quan trọng này ít khi bị tổn thương khi bị gãy xương đòn, mặc dù các đầu xương có thể di lệch khi chúng bị gãy.

Gãy xương đòn là gãy xương thường gặp nhất ở vùng vai, chiếm 35 – 43% gãy xương vùng vai, khoảng 4% gãy xương chung,là gãy xương rất rễ liền xương. Tuy nhiên nếu cal lệch nhiều hay không có xương đòn, đai vai sẽ yếu.

Mặc dù tỉ lệ gãy xương đòn cao nhất trong các loại chấn thương xương nhưng cũng rất dễ lành. Khi điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) thì tỉ lệ lành xương sau gãy xương đòn cũng rất cao 93-99%.

2.Nguyên nhân gãy xương đòn là gì ?

Gãy xương đòn thường là hậu quả của một chấn thương trực tiếp vào vùng vai, có thể do té ngã đập vai xuống đất hoặc do tai nạn giao thông. Ngã chống tay xuống đất cũng có thể gây gãy xương đòn. Ở trẻ em, gãy xương đòn có thể xảy ra trong lúc sinh đẻ.

3. Triệu chứng gãy xương đòn là gì ?

Gãy xương đòn

Triệu chứng cơ năng và thực thể của gãy xương đòn bao gồm:

4.Chữa trị gãy xương đòn

Chuẩn bị trước khi đi khám

Tùy thuộc vào độ nặng của gãy xương, bác sĩ gia đình của bạn hoặc bác sĩ tại phòng cấp cứu có thể đề nghị bạn hoặc con bạn gặp bác sĩ chấn thương chỉnh hình.

Có thể hữu ích nếu bạn ghi lại một danh sách liệt kê những điều dưới đây:

Bác sĩ có thể hỏi bạn những câu hỏi sau đây:

Chẩn đoán

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng bị ảnh hưởng để tìm nơi đau, sưng, biến dạng hay vết thương hở. X- quang xác định mức độ gãy xương đòn, đánh dấu vị trí gãy và xác định có tổn thương khớp hay không. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị chụp CT để thu được những hình ảnh chi tiết hơn.

Điều trị

Gãy xương đòn

Hạn chế cử động của xương gãy là thiết yếu đối với việc hồi phục. Để cố định một xương đòn gãy, bạn có thể cần sử dụng đai quàng nâng đỡ tay.

Khoảng thời gian cần cố định xương phụ thuộc vào độ nặng của chấn thương. Sự tiếp hợp xương kéo dài từ 3 đến 6 tuần ở trẻ em và 6 tới 12 tuần ở người trưởng thành. Xương đòn gãy ở trẻ sơ sinh có thể lành trong khi chỉ cần kiểm soát cơn đau và cẩn thận khi chăm sóc đứa trẻ.

Thuốc

Để giảm đau và viêm, bác sĩ có thể đề nghị cho bạn sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa. Nếu cơn đau của bạn trầm trọng, bạn có thể cần được kê toa thuốc chứa chất an thần trong vòng vài ngày.

Liệu pháp 

Sự phục hồi bắt đầu ngay khi chữa trị ban đầu. Trong đa số trường hợp, điều quan trọng là phải bắt đầu một vài cử động ngay khi bạn đang đeo đai quàng nâng đỡ tay để hạn chế việc cứng khớp vai. Sau khi bỏ đai quàng, bác sĩ có thể đề nghị thêm những bài tập phục hồi hoặc vật lý trị liệu để khôi phục sức mạnh của cơ, cử động khớp và độ linh động.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được yêu cầu nếu xương đòn gãy đâm xuyên qua da bạn, bị di lệch trầm trọng hay gãy thành nhiều mảnh. Phẫu thuật cho gãy xương đòn thường bao gồm đặt những dụng cụ cố định – đĩa, ốc hay thanh – để duy trì vị trí thích hợp của xương trong quá trình lành. Biến chứng phẫu thuật, dù hiếm, có thể bao gồm nhiễm trùng và sự kém lành xương.

Thay đổi lối sống và điều trị tại nhà

Chườm đá vào vùng bị tổn thương 20 đến 30 phút mỗi tiếng trong 2 hay 3 ngày đầu tiên sau gãy xương đòn có thể giúp kiểm soát đau và sưng.

Tìm hiểu từ nguồn : mayoclinic

Như vậy, Medplus đã cùng bạn tìm hiểu kĩ về gãy xương đòn, hy vọng có thể hỗ trợ được bạn!

Bên cạnh đóm Medplus cũng giới thiệu với bạn:

Exit mobile version