Site icon Medplus.vn

GHÉP TẾ BÀO GỐC DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?

Cùng Medplus  tìm hiểu về tình trạng ghép tế bào gốc dùng để làm gì nha bạn đọc nhé!

 

Cấy ghép tế bào gốc

1. Ghép tế bào gốc là gì?

Bạn sẽ được khám và xét nghiệm ở bệnh viện một vài ngày trước khi cấy ghép. Trong quá trình nằm viện, bác sĩ sẽ đặt một cái ống vào tĩnh mạch lớn ở ngực của bạn. Ống này được gọi là catheter tĩnh mạch trung ương. Nó cho phép bác sĩ dễ dàng truyền máu, truyền dịch, cung cấp thuốc hoặc lấy máu để xét nghiệm. Các ống này sẽ được đặt trong người bạn ít nhất 6 tháng sau khi cấy ghép.

Trong thời gian này, bạn cũng cần hóa trị liều cao và có thể là xạ trị. Phương pháp này sẽ giúp phá hủy các tế bào gốc bị hư hỏng trong tủy xương. Nó cũng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể để các tế bào gốc mới sau khi ghép không bị tấn công. Một số người có thể phải thực hiện vài chu kỳ hóa trị trước khi cấy ghép tế bào gốc.

Liều hóa trị và xạ trị cao có thể gây tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn (cảm giác khó chịu ở bụng), nôn mửa, tiêu chảy và mệt mỏi. Bác sĩ có thể cho thuốc để làm giảm các triệu chứng này. Ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc những người có sức khỏe kém, các bác sĩ có thể chọn điều trị “giảm cường độ” bằng cách dùng liều hóa trị hay xạ trị thấp hơn.

Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch sẽ rất yếu sau khi điều trị bệnh, và bạn có thể dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn có thể sẽ được sắp xếp ở trong phòng bệnh sạch sẽ, có bộ phận lọc không khí để ngăn ngừa nhiễm trùng. Các bác sĩ, y tá và người đến thăm phải thực hiện các thủ tục đảm bảo an toàn vệ sinh để không gây nhiễm trùng cho bệnh nhân, chẳng hạn như sát khuẩn tay, đeo khẩu trang.

Việc chuẩn bị trước khi cấy ghép tế bào gốc tạo máu có thể mất đến 10 ngày. Thời gian phụ thuộc vào tình hình sức khỏe nói chung của bạn và bạn có cần hóa trị hoặc xạ trị không.

2. Ghép tế bào gốc diễn ra như thế nào?

Thủ thuật cấy ghép tế bào gốc giống như truyền máu. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa tế bào gốc khỏe mạnh vào máu qua đường tĩnh mạch trung tâm. Một khi các tế bào gốc vào trong cơ thể, nó sẽ đi đến tủy xương và bắt đầu tạo ra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu mới.

Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong khi cấy ghép. Nếu cần, uống thuốc an thần sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và thoải mái trong quá trình thực hiện thủ thuật. Bác sĩ và y tá sẽ kiểm tra huyết áp, nhịp thở, mạch và theo dõi các dấu hiệu sốt hoặc ớn lạnh. Một số ít người có thể gặp tác dụng phụ như đau đầu hoặc buồn nôn.

Quá trình cấy ghép sẽ mất khoảng hơn một giờ, bao gồm thời gian để chuẩn bị phẫu thuật, cấy ghép và kiểm tra sau phẫu thuật.

3. Chăm sóc sau khi ghép tế bào gốc

Bạn sẽ ở lại bệnh viện trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi cấy ghép tế bào gốc. Trong vài ngày đầu, nồng độ tế bào máu giảm liên tục. Đây là kết quả của hóa trị hoặc xạ trị trước đó. Bác sĩ sẽ kiểm tra máu hằng ngày trong 7–10 ngày sau khi cấy ghép để xem liệu các tế bào máu mới đã bắt đầu phát triển chưa. Bên cạnh đó, họ sẽ quan sát cẩn thận tác dụng phụ do hóa trị liệu và xạ, nhiễm trùng, bệnh mảng ghép chống lại ký chủ và suy mảnh ghép.

Ngoài ra, việc có người thân bên cạnh hỗ trợ cho bạn trong thời gian nằm viện là một điều rất tốt và sẽ giúp bạn hồi phục nhanh chóng hơn. Tới khi hệ thống miễn dịch phục hồi và các bác sĩ chắc chắn ca cấy của bạn thành công thì mới được xuất viện.

4. Tác dụng phụ sau khi cấy ghép tế nào gốc

Hóa trị và xạ trị trước khi cấy ghép tế bào gốc đều có tác dụng phụ. Chúng có thể bắt đầu xuất hiện một vài ngày sau khi cấy ghép. Nếu nhẹ gây đau đớn hoặc khó chịu, nếu nghiêm trọng gây:

  • Lở loét đau đớn trong miệng
  • Buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng
  • Phát ban
  • Rụng tóc
  • Tổn thương gan, xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân chuẩn bị cấy ghép
  • Bệnh viêm phổi mô kẽ. Đây là loại viêm phổi ảnh hưởng đến các mô nhất định trong phổi, ảnh hưởng khoảng 5% bệnh nhân chuẩn bị cấy ghép.

Bác sĩ sẽ sử dụng nước súc miệng, thuốc men và các phương pháp khác để điều trị các tác dụng phụ. Một số tự biến mất khi tế bào máu bắt đầu phát triển và hệ thống miễn dịch hồi phục.

Bạn có thể dễ bị nhiễm trùng sau khi cấy ghép, do hệ thống miễn dịch còn yếu. Nhiễm trùng có thể nghiêm trọng và do các nguyên nhân như:

  • Vi khuẩn trong miệng hoặc xung quanh đường truyền tĩnh mạch trung tâm
  • Virus, chẳng hạn như herpes hoặc cytomegalovirus
  • Nấm hoặc nấm men, như Candida.

Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn sẽ ở trong một phòng riêng, có lọc không khí và bác sĩ/người nhà phải đảm bảo vệ sinh trước khi vào. Thuốc chống nhiễm trùng có thể được kê đơn, kể cả khi không bị nhiễm trùng. Bạn cũng có thể thực hiện các bước ngăn ngừa nhiễm trùng như:

  • Vệ sinh cá nhân, tắm rửa hàng ngày
  • Cẩn thận làm sạch răng và nướu răng
  • Làm sạch các khu vực xung quanh nơi đặt ống truyền
  • Tránh các loại thực phẩm có vi khuẩn có hại, như đồ tươi sống, đồ muối chua, ăn chín uống sôi.

Bệnh mảng ghép chống lại ký chủ và suy ghép

Tế bào gốc được cấy ghép có thể tấn công cơ thể của bạn, gọi là bệnh mảng ghép chống lại ký chủ (GVHD). Hệ thống miễn dịch cũng có thể tấn công các tế bào gốc cấy ghép gọi là suy mảnh ghép.

Cấy ghép tế bào gốc

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về cấy ghép tế bào gốc là gì, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version