Site icon Medplus.vn

Ghép tim sống được bao lâu?

Ghép tim sống được bao lâu?

Ghép tim là một cuộc đại phẫu nhằm thay thế trái tim bị suy yếu bằng một trái tim khỏe mạnh khác từ một người hiến tặng nội tạng đã qua đời. Nhờ những tiến bộ của y học hiện đại, những ca phẫu thuật ghép tim từng bước đạt tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn lo lắng và thắc mắc rằng người ghép tim sống được bao lâu?

Một số bệnh nhân được ghép tim có thể sống được nhiều năm, thậm chí vài chục năm. Tuy nhiên, tuổi thọ của bệnh nhân cũng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Mời bạn cùng MedPlus tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!

Ghép tim sống được bao lâu?

Như với bất kỳ ca phẫu thuật nào, ghép tim cũng có nguy cơ gây tử vong. Không có một câu trả lời chính xác cho vấn đề ghép tim sống được bao lâu. Tuổi thọ của bệnh nhân sau khi ghép tim sẽ có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và các biến chứng có thể xảy ra.

Người ghép tim sống được bao lâu? Theo một thống kê tại Anh, thời gian sống sót trung bình của bệnh nhân sau khi ghép tim là khoảng 14 năm. Cụ thể như sau:

  • Khoảng từ 80 đến 90% người bệnh sẽ sống được ít nhất một năm
  • Khoảng từ 70 đến 75% người bệnh sẽ sống được ít nhất 5 năm
  • Khoảng 50% người bệnh sống được ít nhất 10 năm
  • Một số trường hợp có thể sống hơn 25 năm.

Ghép tim sống được bao lâu tùy thuộc vào tuổi tác của bệnh nhân

Nếu bạn thắc mắc ghép tim sống được bao lâu thì tuổi tác và sức khỏe tổng thể của người bệnh trước mổ sẽ tác động rất lớn đến tuổi thọ sau ca phẫu thuật.

Khoảng 91% người trưởng thành ghép tim sống ít nhất một năm sau phẫu thuật. Nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trong năm đầu tiên sau khi ghép tim là do phẫu thuật thất bại, thải ghép hoặc nhiễm trùng.

Theo thống kê, khoảng 50% số người được ghép tim sẽ sống được hơn 10 năm. Những tiến bộ trong y học hiện đại ngày nay đã giúp ngày càng có nhiều người sống từ 20 đến 30 năm hoặc hơn sau khi cấy ghép tim.

Ghép tim sống được bao lâu đối với bệnh nhân là trẻ em? Trẻ em từ 17 tuổi trở xuống được ghép tim cũng có tiên lượng rất tốt. Khoảng 92% sẽ sống ít nhất một năm sau phẫu thuật và hơn 70% sẽ sống được ít nhất 10 năm.

Ghép tim sống được bao lâu tùy thuộc vào biến chứng gặp phải

Giống như các ca phẫu thuật cấy ghép nội tạng khác, ghép tim cũng là một ca phẫu thuật khó, phức tạp và có những rủi ro nhất định. Người ghép tim sống được bao lâu sẽ tùy thuộc vào việc những biến chứng xảy ra có đe dọa đến tính mạng hay không.

Các biến chứng xảy ra sau ca phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ tử vong bao gồm:

  • Thải ghép, hệ thống miễn dịch nhận ra trái tim được cấy ghép là ngoại lai và đào thải
  • Nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch bị ức chế do dùng thuốc
  • Suy ghép do một phần kết nối giữa cơ thể và trái tim của người hiến tặng không thể hoạt động bình thường
  • Tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như tăng khả năng bị nhiễm trùng, tăng cân và các vấn đề về thận, loãng xương.
  • Huyết áp cao
  • Tổn thương dây thần kinh
  • Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)
  • Tai biến mạch máu não
  • Suy tim ghép.

Làm sao để kéo dài tuổi thọ?

Phẫu thuật cấy ghép tim là một ca đại phẫu phức tạp nên cần thời gian hồi phục lâu hơn các ca phẫu thuật đơn giản khác. Sau khi ghép tim, bệnh nhân cần phải nằm viện trong ít nhất từ 7 đến 10 ngày, có thể lưu lại bệnh viện đến 3 tuần để được theo dõi tình trạng sức khỏe cho đến khi được bác sĩ cho phép xuất hiện.

Cũng giống như vấn đề ghép tim sống được bao lâu, quá trình hồi phục của bệnh nhân nhanh hay chậm đều tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể và quá trình phẫu thuật diễn ra thành công ở mức độ nào. Nhìn chung, bệnh nhân sẽ mất vài tháng để hồi phục hoàn toàn.

Vậy, người bệnh được ghép tim nên làm gì để nhanh hồi phục và kéo dài tuổi thọ?

Người ghép tim sống được bao lâu cũng phụ thuộc vào việc bạn có tái khám định kỳ thường xuyên với bác sĩ hay không. Bác sĩ sẽ có những cuộc hẹn tái khám để theo dõi sự tiến triển của sức khỏe và mức độ hồi phục sau khi cấy ghép tim. Việc tái khám trong vài tháng đầu sẽ khá thường xuyên, nhưng theo thời gian, bạn có thể chỉ cần tái khám vài tháng một lần, hoặc thậm chí mỗi năm một lần nếu sức khỏe đã ổn định.

Trong những cuộc hẹn tái khám này, bạn sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm để kiểm tra xem tim hoạt động tốt không, thuốc hiệu quả ra sao và có biến chứng nào xảy ra không. Hoặc nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, chẳng hạn như ghép tim sống được bao lâu, có thể trực tiếp tham khảo ý kiến bác sĩ.

Dùng thuốc theo chỉ định

Sau ca phẫu thuật ghép tim, bạn sẽ cần dùng các loại thuốc được gọi là thuốc ức chế miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại. Thuốc ức chế miễn dịch giúp ngăn ngừa tình trạng thải ghép.

Tuy nhiên, thuốc ức chế miễn dịch có thể gây ra một loạt các tác dụng phụ đáng kể, chẳng hạn như tăng khả năng bị nhiễm trùng, xương yếu (loãng xương), các vấn đề về thận và tiểu đường. Vì vậy, hãy dùng thuốc theo chỉ định và tuyệt đối không được tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Phục hồi chức năng tim

Thông thường, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia vật lý trị liệu khi còn đang nằm viện để giúp bạn đi lại và cải thiện sức mạnh toàn thân. Sau khi xuất viện, bạn cũng sẽ được khuyến khích tham gia chương trình phục hồi chức năng tim.

Điều này bao gồm việc tuân theo một kế hoạch tập thể dục được xây dựng cho từng người để lấy lại khả năng vận động và tăng cường sức mạnh cho cơ tim. Bạn có thể trở lại tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ và tránh các hoạt động gắng sức như đẩy, kéo hoặc nâng vác bất cứ vật nặng nào trong ít nhất từ 6 đến 12 tuần sau khi ghép tim.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết những hoạt động nào có thể tham gia, những hoạt động nào cần tránh để đảm bảo sức khỏe của trái tim.

Chế độ ăn uống

Ăn uống cũng phần nào ảnh hưởng đến việc ghép tim sống được bao lâu. Bạn thường không cần phải có một chế độ ăn uống quá đặc biệt. Tuy nhiên, duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tốt cho tim cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch cũng như tránh phát sinh những vấn đề khác về tim.

Thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, bao gồm cả ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, hãy ăn uống thật cẩn thận và quan tâm đến vấn đề vệ sinh thực phẩm nhé.

Ngoài ra, một số thói quen xấu như hút thuốc hay uống rượu cũng nên được hạn chế hoặc loại bỏ để giúp nâng cao tuổi thọ sau ca cấy ghép tim.

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc sau ghép tim sống được bao lâu và nên làm gì để kéo dài tuổi thọ. Theo đó, bảo vệ sức khỏe tim mạch chính là chìa khóa giúp bạn sống lâu và sống vui khỏe hơn!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: 8 Things To Know About Heart Transplants

Living with-Heart transplant

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version