Site icon Medplus.vn

[Giải đáp] 10+ thắc mắc khi Niềng răng tại Nha khoa Đăng Lưu

[Giải đáp] 10+ thắc mắc khi Niềng răng tại Nha khoa Đăng Lưu

[Giải đáp] 10+ thắc mắc khi Niềng răng tại Nha khoa Đăng Lưu

Niềng răng được xem là một phương pháp cực kì hiệu quả trong việc nắn chỉnh răng thẳng hàng và giúp tăng cường chức năng nhai. Hiện tại, Nha khoa Đăng Lưu đang là địa chỉ thăm khám răng uy tín của nhiều khách hàng, đặc biệt là học sinh/sinh viên. Trong bài viết hôm nay, Songkhoe.medplus.vn sẽ giải đáp cho bạn về 10+ thắc mắc khi Niềng răng tại Nha khoa Đăng Lưu trước khi tới thăm khám. Hi vọng sẽ giúp quá trình khám chữa bệnh được dễ dàng hơn. Mời bạn đọc cùng theo dõi!!

Bạn đọc hãy cùng Songkhoe.medplus.vn xem thông tin chi tiết dưới đây nhé!

Ngoài ra, bạn có thể xem các bệnh viện ở các khu vực khác như sau:

1. Tổng quan về nha khoa Đăng Lưu

Nha khoa Đăng Lưu là địa chỉ răng hàm mặt được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng. Nha khoa không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng để mang đến cho bệnh nhân những dịch vụ khám chữa bệnh nha khoa tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Nha khoa còn mở rộng hệ thống đến các tỉnh lân cận TPHCM. Nhằm giúp người dân địa phương tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển.

Niềng răng tại Nha khoa Đăng Lưu

Nha khoa quy tụ các chuyên gia nha khoa hàng đầu thế giới cùng đội ngũ bác sĩ danh tiếng hơn 10 năm kinh nghiệm. Nhằm đảm bảo kế hoạch & quy trình điều trị chính xác, an toàn và hiệu quả. Mỗi chi nhánh của nha khoa được trang bị các máy móc, thiết bị chuyên dụng hiện đại nhập khẩu chính hãng từ Đức, Ý, Pháp, Mỹ.

2. Nha khoa Đăng Lưu ở đâu?

Nha khoa Đăng Lưu Quận Bình Thạnh:

Nha khoa Đăng Lưu – Quận 5: 

Nha khoa Đăng Lưu – Võ Văn Kiệt 

Nha khoa Đăng Lưu – Thủ Đức

Nha khoa Đăng Lưu – Phú Nhuận

3. Các dịch vụ niềng răng tại nha khoa Đăng Lưu

4. Niềng răng có tác dụng gì?

Niềng răng là quá trình sử dụng những khí cụ như mắc cài kim loại, mắc cài tự sứ,…để điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Niềng răng có tác dụng gì?

5. Các loại khí cụ niềng răng tại nha khoa Đăng Lưu?

Hiện nay, khí cụ chỉnh nha phổ biến được chia thành 2 loại là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Mỗi loại khí cụ chỉnh nha có những ưu điểm riêng và phù hợp với từng trường hợp cũng như mức độ khiếm khuyết của răng. Do đó, sau khi kiểm tra tổng quát cấu tạo xương hàm và tình trạng của răng, bác sĩ sẽ tư vấn khí cụ phù hợp:

Niềng răng mắc cài

Đây là khí cụ chỉnh nha được sử dụng rộng rãi bao gồm niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài kim loại tự đóng, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài sứ tự đóng,… Bên cạnh đó, niềng răng mặt lưỡi cũng là khí cụ mắc cài dành được nhiều quan tâm của khách hàng.

Niềng răng không mắc cài

Khí cụ niềng răng không mắc cài là hệ thống khay niềng trong suốt được thiết kế từ nhựa trong có màu sắc như men răng thật. Thế nên, khi chỉnh nha bằng khí cụ này, bệnh nhân có thể thoải mái tháo lắp khi ăn uống hay vệ sinh.

6. Quy trình niềng răng tại nha khoa Đăng Lưu diễn ra như thế nào?

Bác sĩ chụp hình hàm răng rồi đưa dữ liệu vào máy để phân tích tình trạng lệch lạc của răng và hàm. Sau khi đã có những hình ảnh chuyên sâu, bác sĩ sẽ phân tích và giúp bạn lên kế hoạch niềng răng và hiểu rõ về kết quả sau khi kết thúc quá trình

Bác sĩ sẽ tư vấn sâu hơn về phác đồ điều trị như: bạn nên dùng loại mắc cài nào, niềng răng trong bao lâu, giá cả hết bao nhiêu và nên chăm sóc răng ra sao…

Sau khi bạn đã đồng ý với phác đồ, bác sĩ sẽ cạo vôi răng để làm sạch răng cho bạn. Quá trình này không chỉ làm sạch tất cả các chất tồn đọng trong miệng để tránh các bệnh nha khoa mà còn để xử các tổn thương về răng miệng như sâu răng, vỡ răng…

Đây là bước các bác sĩ gắp loại mắc cài bạn đã chọn vào răng cho bạn. Bạn sẽ cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sau mỗi 7 ngày, 2 tuần hay 1 tháng…Mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ chỉnh mắc cài cũng như chụp hình răng và hàm để the dõi hiệu quả của quá trình niềng răng.

Sau khi đã kết thúc phác đồ, bác sĩ sẽ giúp bạn tháo niềng răng và theo dõi sức khỏe răng miệng cho bạn. Bạn cũng cần chăm sóc răng miệng thật kỹ ở giai đoạn này.

7. Các giai đoạn trong niềng răng tại nha khoa Đăng Lưu

Trước khi đeo niềng tại nha khoa Đăng Lưu

Quá trình lắp mắc cài vào trong răng của bạn sẽ không đau. Thông thường sẽ mất từ 2 đến 3 giờ để lắp xong mắc cài.

Khi niềng răng bắt đầu được siết chặt tại nha khoa Đăng Lưu

Cơ chế hoạt động của niềng răng là các mắc cài sẽ gây áp lực lên răng. Nhờ đó mà sau một thời gian nhất định răng của bạn sẽ di chuyển vào đúng vị trí. Thời gian mang niềng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại mắc cài bạn sử dụng cũng như tình trạng răng của mỗi người. Thông thường, bạn sẽ mang niềng trong khoảng 2 năm.

Trong quá trình niềng răng bạn phải thường xuyên đi khám nha sĩ để kiểm tra. Nha sĩ sẽ xem xét, đánh giá răng của bạn cũng như lực mà mắc cài đang tác động lên răng. Nếu răng của bạn bị di chuyển và áp lực mà niềng gây ra giảm thì tức là việc niềng răng của bạn đang không đạt được hiệu quả. Mỗi lần thăm khám, nha sĩ sẽ thắt chặt dây để tăng lực ép cho mắc cài.

Khi mắc cài thắt chặt có thể gây đau và nhức trong vài ngày. Nhưng bạn hãy yên tâm vì thật ra cảm giác này cũng sẽ không quá khó chịu dù rằng bạn mới trải qua lần đầu. Sau một vài ngày, bạn sẽ quen dần với những cơn đau và lực kéo được tăng lên. Thuốc giảm đau không cần kê toa có thể được sử dụng để giảm bớt đau nhức.

Sau khi niềng răng được tháo ra

Sau khi tháo mắc cài, răng của bạn sẽ được làm sạch hoàn toàn. Nha sĩ có thể chụp X quang và một vài thủ tục khác để kiểm tra xem niềng răng của bạn có hiệu quả như thế nào. Nếu bạn có răng khôn, bạn sẽ được nha sĩ khuyên nhổ đi. Vì răng khôn có thể làm hàm răng vốn đã được chỉnh hoàn hảo của bạn bị thay đổi vị trí.

Tuy nhiên, quá trình niềng răng của bạn vẫn chưa hoàn toàn kết thúc vì nha sĩ sẽ đưa cho bạn hàm duy trì. Đây là một thiết bị tùy chỉnh, thường được làm bằng cao su hoặc nhựa, ngăn ngừa răng của bạn di chuyển trở lại vị trí ban đầu trước khi chỉnh nha. Hàm duy trì của bạn có thể có dây kim loại để giữ răng ở đúng vị trí, cho xương và nướu có thời gian để lành. Bạn có thể cần phải đeo hàm duy trì hàng ngày, hoặc chỉ cần đeo vào ban đêm. Nhưng hãy yên tâm vì hàm duy trì sẽ không gây ra bất kỳ đau đớn nào cả.

8. Đeo niềng trong bao lâu thì có thể tháo được?

Đeo niềng trong bao lâu thì có thể tháo được?

Thời gian chỉnh nha thông thường đối với trường hợp không nhổ răng mất khoảng 18 tháng, trường hợp có nhổ răng thì khoảng 24 tháng là đủ để có một nụ cười đẹp. Với trường hợp có răng ngầm, thời gian niềng có thể lâu hơn một chút. Ngược lại, trường hợp chỉnh nha kết hợp với phục hình răng sứ thì sẽ nhanh hơn, khoảng vài tháng đến 1 năm là hoàn chỉnh.

9. Có nên tháo niềng răng sớm hay không?

Khi các khớp cắn cân bằng, đảm bảo chức năng ăn nhai, cải thiện hoặc khắc phục hiệu quả tình trạng răng hô, móm, thưa hay lệch lạc thì có thể tiến hành tháo hàm. Thời điểm tháo niềng răng có thể sớm hoặc muộn hơn so với dự kiến dao động khoảng 1 – 2 tháng. Có thể tháo niềng răng sớm, tuy nhiên, tháo niềng răng phải được thực hiện theo quy trình tuân thủ một số lưu ý của Bác sĩ để đảm bảo răng  không bị chạy trong thời gian tháo tạm mắc cài hoặc sau khi tháo niềng răng sớm.

Trường hợp được tháo niềng trước thời điểm dự kiến thì phải tuân thủ đeo hàm duy trình khoảng 20h/ngày trong 1 – 6 tháng đầu để ổn định hàm răng, đảm bảo khớp cắn và giữ cho răng không bị xô lệch.

10. Niềng răng nên nên ăn gì?

Khi mới đeo mắc cài bạn sẽ có cảm giác khó chịu, đau. Nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu như:

Bạn cần bổ sung đầy đủ những thực phẩm cung cấp đủ 4 nhóm chất cơ bản: nhóm chất đường bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng bằng cách chế biến thành dạng mềm, dễ nhai nuốt.

Khi đã quen dần với việc đeo mắc cài, răng không còn đau nhức hay khó chịu nữa thì việc ăn uống cũng “dễ chịu” hơn. Lúc này bạn cần duy trì ăn uống với thực đơn đủ các nhóm chất như bình thường, bổ sung thêm protein từ thịt, cá, trứng. Ngoài ra, bạn cần cung cấp thêm các thực phẩm giàu canxi và magie từ sữa và các loại ngũ cốc.

11. Niềng răng không nên ăn gì?

Bên cạnh việc ăn uống đủ chất, ưu tiên các loại thực phẩm lỏng, dễ nhai nuốt ra thì bạn cũng không nên ăn những loại thực phẩm sau đây khi niềng răng để tránh ảnh hưởng không tốt đến răng như:

Bởi vì trong thời gian niềng răng, răng và hàm của bạn sẽ di chuyển, việc sử dụng các loại thực phẩm cứng, giòn, dai có thể gây tác động lực làm ảnh hưởng đến hướng dịch chuyển của răng và hàm.

12. Niềng răng tại nha khoa Đăng Lưu có đau không?

Niềng răng chỉ đau thời gian đầu khi bạn mới đeo mắc cài và chưa quen. Để làm giảm những cơn đau khi niềng răng, bạn nên lưu ý các điều sau đây:

Như vậy, Medplus.vn vừa cung cấp cho các bệnh nhân những thông tin cơ bản và hữu ích về [Giải đáp] 10+ thắc mắc khi Niềng răng tại Nha khoa Đăng Lưu. Mong rằng những thông tin này sẽ hỗ trợ cho quá trình tìm kiếm địa chỉ thăm khám, chữa bệnh của các bệnh nhân.

Exit mobile version