Site icon Medplus.vn

Giảm Đau, Giảm Viêm nhanh chóng với “thần dược” ĐẠI BI

12 dai bi1 - Medplus

Cây Cúc Tần ( Đại Bi) luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng việt: Đại bi, Từ bi xanh, Bơ nạt, Đại ngải, Băng phiến, Co nát (Thái), Phặc phà (Tày)

Tên khoa học: Blumea balsamifera (L.) DC.

Họ: Asteraceae (Cúc)

1. Đặc điểm dược liệu

Đại bi là một loại cây nhỡ với chiều cao trung bình khoảng từ 1,5 đến 2,5m. Thân cây có nhiều rãnh chạy dọc có lông bao phủ phía ngoài, phía trên ngọn có nhiều cành.

Lá cây hình trứng, nhọn nhưng hơi tù ở hai đầu, dài khoảng 12cm và rộng khoảng 5cm. Mặt phía trên có lông, phần mép lá gần như nguyên và xẻ thành răng cưa ở phía gốc lá. Mỗi lá có khoảng từ 2 đến 6 thùy nhỏ do phía dưới phiến lá bị xẻ quá sâu.

Hoa có màu vàng, mọc thành chùy ở đầu cành hoặc kẽ lá. Trên hoa có rất nhiều lông tơ. Quả bế có 2 cạnh dài khoảng 1mm, đỉnh có mang chùm lông.

2. Bộ phận dùng

Lá và rễ của cây là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc.

3. Phân bố

Cây đại bi dược tìm thấy rất nhiều ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin… Riêng ở nước ta, dược liệu mọc hoang dại ở khắp nơi, điển hình nhất là ở vùng đồng bằng và trung du.

4. Thu hái và sơ chế

Lá và rễ cây đại bi có thể được thu hái quanh năm để làm vị thuốc, tuy nhiên, mùa hạ được cho là thời điểm phù hợp nhất. Có thể dùng ở dạng tươi hay sơ chế bằng cách rửa sạch, cắt khúc rồi phơi hoặc sấy khô.

Ngoài ra, lá non và búp còn có thể rửa sạch và chưng cất để tạo thành mai hoa bằng phiến. Hay còn được gọi với tên quen thuộc là long não đại bi.

5. Bảo quản

Dược liệu khi đã sơ chế khô cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm ướt để dùng dần.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học dược liệu

Cây cúc tần có chứa rất nhiều tinh dầu, đặc biệt là phần lá, phần thân cũng có tinh dầu nhưng không nhiều. Lượng tinh dầu trong lá cúc tần chiếm khoảng 0,2 – 1,8% tất cả các dược chất. Thành phần của tinh dầu gồm D-borneol, Cineol, Limonene, L-camphor, Acid Myristic, Acid palmitic, sesquiterpen alcol. Trong đó Borneol là tinh thể có màu trắng như hoa mai và thường có nhiều phong mai hoa băng phiến, băng phiến đại bi.Ngoài ra, trong thành phần của cúc tần còn có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe khác như: Vitamin C, protit, lipit, sắt, corten, canxi,…

2. Tính Vị và Quy kinh

Theo Đông y, cúc tần thuộc nhóm cây có tính mát, vị hơi đắng. Thảo dược này có tác dụng kinh phế và thận

3. Công dụng của dược liệu

Dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh như:

Cách dùng và liều lượng

Để điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt, an toàn với sức khỏe người bệnh cần lưu ý một số vấn đề về liều lượng và cách dùng với cây cúc tần như sau:

Liều dùng:

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa bệnh ghẻ

2. Bài thuốc chữa viêm khí quản

3. Bài thuốc chữa chứng thấp khớp

4. Bài thuốc chữa cảm mạo, ho, sốt nóng

5. Bài thuốc chữa đau bụng kinh

6. Bài thuốc chữa viêm họng có đờm ở cổ

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Lưu ý: Tuyệt đối không lạm dụng, sử dụng cây cúc tần với hàm lượng quá lớn trong một ngày, có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version