Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Giãn mao mạch xuất huyết di truyền là bệnh gì?

gian-mao-mach-xuat-huyet-di-truyen

Giãn mao mạch xuất huyết di truyền là bệnh gì?

Giãn mao mạch xuất huyết di truyền là một rối loạn ảnh hưởng đến mạch máu. Nó có thể gây ra chảy máu đường tiêu hóa, thiếu máu, tăng nguy cơ đột quỵ và các triệu chứng khác. Trong hầu hết các trường hợp, giãn mao mạch xuất huyết di truyền không đe dọa tính mạng và các triệu chứng có thể được quản lý một cách hiệu quả.

Giãn mao mạch xuất huyết di truyền còn được gọi là bệnh Osler-Weber-Rendu. Bệnh này gây ra do một trong những mạng lưới mạch máu nối động mạch và tĩnh mạch (gọi là hệ mao mạch) không được hình thành một cách chính xác. Cấu trúc bất thường trong các mạch máu nhỏ được gọi là chứng giãn mao mạch. Khi chúng xuất hiện trong mạch máu lớn hơn, chúng được gọi là dị tật động tĩnh mạch. Những người bị bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền có thể có cả hai loại dị tật này.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền là gì?

chay mau cam 5 1 - Medplus

Dấu hiệu phổ biến nhất của giãn mao mạch xuất huyết di truyền là giãn các mao mạch trong mũi và triệu chứng phổ biến nhất là chảy máu cam lặp đi lặp lại nhiều lần. Dấu hiệu đầu tiên của giãn mao mạch xuất huyết di truyền thường không xảy ra cho đến tuổi dậy thì hoặc tuổi trưởng thành. Độ tuổi trung bình của lần chảy máu cam xuất hiện đầu tiên là 12 tuổi. Chảy máu có thể xảy ra thường xuyên hàng ngày hay tần suất mỗi tháng một lần. Chảy máu cam thường xuyên chiếm khoảng 50-80% bệnh nhân bị bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền.

Giãn mao mạch ở các bộ phận khác của cơ thể thường không biểu hiện cho đến sau tuổi dậy thì và thể hiện rõ nhất ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Bệnh chiếm khoảng 95% bệnh nhân với giãn mao mạch xuất huyết di truyền. Giãn mao mạch ở da và niêm mạc có những đặc điểm như sau:

  • Xuất hiện các đốm nhỏ màu đỏ đến tía hoặc các đường ren đỏ sẫm trên da và các màng nhầy
  • Các tổn thương có thể xảy ra bất cứ nơi nào nhưng đặc biệt là ở nửa người trên của cơ thể bao gồm cả mặt, bên trong miệng và lỗ mũi, môi, tai, kết mạc mắt, cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Nó thường dễ thấy ở móng.
  • Các tổn thương ban đầu có thể xuất hiện rất tinh tế và trở nên rõ nét ở cuối độ tuổi trưởng thành.
  • Giãn mao mạch trên da và miệng có thể chảy máu nhưng có vẻ ít hơn chảy máu mũi.

Ngoài giãn mao mạch có thể nhìn thấy, các mạch máu hình thành bất thường có thể xảy ra ở nhiều cơ quan khác. Giãn mao mạch có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong hệ thống tiêu hóa (GI), bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già.

Xuất huyết tiêu hóa xảy ra với khoảng 25% bệnh nhân bị bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền và nguy cơ tăng lên ở những bệnh nhân trên 50 tuổi. Phân có màu đen hoặc có máu và/hoặc thiếu máu là những triệu chứng thường gặp. Các cơ quan khác có thể bị ảnh hưởng như phổi (dị tật động tĩnh mạch ở phổi xảy ra với khoảng 30% bệnh nhân bị bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền) và hệ thống thần kinh trung ương (dị tật động tĩnh mạch ở não và tủy sống).

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

chay mau cam 7 1 - Medplus

Nguyên nhân nào gây ra bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền?

Hai loại chính của giãn mao mạch xuất huyết di truyền là giãn mao mạch xuất huyết di truyền 1 và giãn mao mạch xuất huyết di truyền 2. Chúng được gây ra các bởi đột biến các gen ở endoglin (ENG) và thụ thể activin giống như kinase loại 1 (ACVLR1) được tìm thấy tương ứng trên nhiễm sắc thể số 9 và 12. Hai gen khác cũng đã được xác định.

Chỉ một khiếm khuyết xảy ra ở một trong những gen này gây ra sự hình thành bất thường của các mạch máu dẫn đến mạch máu dễ dàng bị vỡ và chảy máu. Các mạch máu bất thường được gọi là giãn mao mạch hoặc dị tật động tĩnh mạch nếu các mạch máu lớn hơn.

Các yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu có thể điều tiết thành mạch trong bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền.

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền là gì?

Tỷ lệ bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền rất khó để xác định vì mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể rất khác nhau. Các triệu chứng như chảy máu cam thường xuyên là phổ biến. Ngoài ra, dị tật động tĩnh mạch có thể được kết hợp với các tình trạng bệnh lý khác. Giãn mao mạch xuất huyết di truyền phân bố rộng rãi, xuất hiện ở nhiều chủng tộc trên thế giới. Nó được cho là ảnh hưởng từ 1 trong 5.000 đến 1 trong 10.000 người. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị giãn mao mạch xuất huyết di truyền?

Nếu bạn hoặc con bạn bị giãn mao mạch xuất huyết di truyền, tìm cách điều trị tại một trung tâm y tế có kinh nghiệm trong điều trị bệnh này. Do rối loạn này hiếm gặp, việc tìm kiếm một chuyên gia về giãn mao mạch xuất huyết di truyền có thể khó khăn.

Giãn mao mạch xuất huyết di truyền không chữa khỏi được, nhưng điều trị có thể giúp tránh các biến chứng nghiêm trọng gây ra do cấu trúc bất thường của các mạch máu. Điều trị giãn mao mạch xuất huyết di truyền thường phụ thuộc vào bộ phận nào của cơ thể bị ảnh hưởng.

  • Mũi. Giãn mao mạch trong mũi có thể gây chảy máu từ nhẹ đến nặng. Chảy máu cam nhẹ có thể đáp ứng với các biện pháp tại nhà như làm ẩm không khí, sử dụng thuốc xịt hoặc nhỏ làm ẩm mũi và tránh xì mũi mạnh. Phương pháp điều trị cho chảy máu cam nghiêm trọng bao gồm điều trị cầm máu bằng laser (cắt bỏ) và liệu pháp hormone. Người bị bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến mũi có thể cần đến phẫu thuật vá da vào vách ngăn mũi.
  • Da. Thông thường, những người bị giãn mao mạch ở da có thể chọn cách tiếp cận chờ đợi và theo dõi. Nếu chảy máu làm thay đổi màu da, điều trị bằng laser là một lựa chọn điều trị. Laser có thể tiêu diệt chọn lọc các mô bị đổi màu.
  • Dạ dày và ruột. Chảy máu trong dạ dày hoặc ruột thường khó điều trị do số lượng các mao mạch giãn lớn. Điều trị có thể gồm laser, que dò dẫn nhiệt, liệu pháp hormone hoặc kết hợp các phương pháp này.
  • Phổi. Nếu chẩn đoán hình ảnh cho thấy bạn có dị tật động tĩnh mạch trong phổi, bác sĩ có thể đề nghị điều trị dù bạn không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu không điều trị, dị tật này có thể gây ra vấn đề nguy hiểm như đột quỵ. Một lựa chọn điều trị là làm tắc động tĩnh mạch dị tật với thủ thuật chụp mạch phổi. Các bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng (ống thông) qua vết rạch nhỏ trên da vùng bẹn và luồn vào động tĩnh mạch khiếm khuyết. Bác sĩ sẽ ngăn dòng máu chảy đến động tĩnh mạch này bằng cách đặt một quả bóng nhỏ hoặc cuộn dây.
  • Não. Điều trị động tĩnh mạch dị tật trong não phụ thuộc vào kích thước, vị trí của nó, có gây chảy máu không và các triệu chứng của bệnh. Các lựa chọn bao gồm phẫu thuật, gây tắc, xạ phẫu và trong một số trường hợp chỉ theo dõi và quan sát.
  • Gan. Hiếm khi, điều trị cho động tĩnh mạch dị tật trong gan là ghép gan.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh giãn mao mạch xuất huyết di truyền. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Hereditary hemorrhagic telangiectasia

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Related Posts

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.