Site icon Medplus.vn

Giang mai – 9 Điều bạn cần biết về căn bệnh xã hội nguy hiểm này

Giang mai là bệnh gì?

Bệnh giang mai (syphilis) là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua các vùng da không được bảo vệ, qua vết xước trên da. 

Vi khuẩn cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con từ tháng thứ 4 trở đi, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Do cấu tạo bộ phận sinh dục nữ có dạng mở nên nữ giới dễ bị nhiễm bệnh hơn nam giới. 

Do cấu tạo bộ phận sinh dục của nữ có dạng mở nên nữ giới dễ bị nhiễm bệnh hơn năm giới. Giang mai ở nữ nếu không được điều trị, sẽ gây tổn thương trầm trọng. Đến tất cả các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm gây khiếp sợ cho cộng đồng do tỷ lệ tử vong cao, bại liệt, mù lòa vĩnh viễn….. 

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai

Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập qua màng nhầy ở âm đạo, miệng và hậu môn. Các vết xước ngoài da để xâm nhập vào cơ thể. Những con đường lây truyền của bệnh giang mai được liệt kê dưới đây:

Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh giang mai. Theo thống kê, 95% trường hợp nhiễm bệnh là do quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn thông qua các tiếp xúc trong quan hệ tình dục bằng âm đạo, miệng và hậu môn để xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Lây qua truyền máu

Xoắn khuẩn Treponema pallidum có ở trong máu của bệnh nhân, nên giang mai có lây truyền qua đường máu. Tuy nhiên, nguy cơ truyền máu không cao do sau khi để máu trong ngăn đông thì vi khuẩn sẽ chết sau 3-4h. Ngoài ra trước khi hiến máu, người cho máu sẽ được xét nghiệm để chắc chắn rằng bạn không mang bệnh truyền nhiễm.

Lây truyền từ mẹ sang con

Mẹ mắc bệnh giang mai có nguy cơ lây truyền bệnh sang con từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Vi khuẩn lây lan thông qua nhau thai hoặc khi sinh thường. Đứa trẻ ra ngoài theo đường sinh thường, tiếp xúc với xoắn khuẩn ở âm đạo của mẹ nên nhiễm bệnh.

Lây truyền qua các tiếp xúc ngoài da

Các vết xước ngoài da chính là “cửa ngõ” cho các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập và gây bệnh. Nếu các tổn thương ngoài da của bạn. Tiếp xúc với dịch nhầy, máu của bệnh nhân giang mai có chứa xoắn khuẩn Treponema pallidum thì bạn sẽ mắc bệnh.

Giang mai không lây lan qua các tiếp xúc chung như tay nắm cửa, quần áo, bồn vệ sinh…. Như một số người lầm tưởng.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai

Đối tượng cần xét nghiệm giang mai

Bất kỳ người nào có dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai đều cần thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Ngoài ra, bất cứ ai quan hệ tình dục, trong trường hợp bạn tình được chẩn đoán mắc bệnh giang mai, bạn nên thực hiện xét nghiệm bệnh.

Một số trường hợp nên được xét nghiệm (sàng lọc) bệnh giang mai ngay cả khi họ không có triệu chứng.

Ngoài ra, một số trường hợp sau cần thường xuyên kiểm tra bệnh giang mai, bao gồm:

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh

Triệu chứng bệnh giang mai xuất hiện không rõ ràng. Có thể tự biến mất sau một thời gian nên người bệnh dễ mang tâm lý chủ quan, xem nhẹ. Dấu hiệu bệnh giang mai là xuất hiện các tổn thương ngoài da dưới nhiều hình thức khác nhau.

Các biểu hiện của bệnh giang mai xuất hiện theo từng giai đoạn, cũng có thể biến mất trong nhiều năm. Cụ thể:

Giai đoạn 1

Xuất hiện vết loét nhỏ xung quanh dương vật, hậu môn, âm đạo hoặc trực tràng, một số hiếm khác xuất hiện trong hoặc xung quanh miệng. Hầu hết mọi người sẽ không nhận thấy được vết loét này bởi nó thường không gây đau và có thể tự lành từ 3-6 tuần dù có được chữa trị hay không. Khi vết loét biến mất, bạn vẫn phải tiếp tục điều trị bệnh nhằm tránh tình trạng chuyển nặng.

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, người bệnh có thể phát ban, sưng hạch bạch huyết và sốt. Tình trạng phát ban sẽ bắt đầu từ thân và từ từ bao phủ cả cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và bàn chân, không ngứa. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, đau họng, nhức đầu, sụt cân, sưng hạch và đau cơ hoặc rụng tóc. Thêm vào đó, người bệnh ở giai đoạn này cũng có thể bị đau miệng, âm đạo hoặc hậu môn.

Những triệu chứng ở giai đoạn này có thể biến mất kể cả khi bạn không được chữa trị. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn nếu việc điều trị không đúng cách.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, người bệnh không thể lây nhiễm cho người khác, tuy nhiên mẹ vẫn có thể truyền bệnh sang con. Thường ở giai đoạn này, người bệnh sẽ không thấy bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh. 

Nếu không được chữa trị, bạn có thể tiếp tục mang bệnh giang mai trong cơ thể nhiều năm mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào. Nếu bạn không được điều trị ngay lập tức, các triệu chứng có thể sẽ tạm thời biến mất nhưng nó sẽ quay trở lại. Điều này có thể xảy ra trong một năm. 

Ngay cả khi các triệu chứng của bệnh không quay trở lại, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể bạn. Bệnh giang mai sẽ trở nên tồi tệ hơn, và bạn vẫn có thể lây nhiễm cho bạn tình.

Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm của bệnh giang mai. Khi đã ở giai đoạn này, nhiều cơ quan trên cơ thể có thể sẽ bị tác động và ảnh hưởng, bao gồm tim, tế bào máu, não và hệ thần kinh. Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng từ 10 đến 30 năm sau khi bị lây nhiễm. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ gây tổn thương các cơ quan và có thể dẫn đến tử vong, phá hủy hệ thống thần kinh.

Giang mai thần kinh và giang mai thị giác

Người mắc bệnh giang mai không được điều trị, có thể gây tổn thương não, hệ thần kinh ( giang mai thần kinh ) hoặc mắt ( giang mai thị giác). Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm: Vấn đề về não (thần kinh). Nhiễm trùng, viêm màng quanh não và tủy sống. Tê; Điếc; Vấn đề về thị giác hoặc mù lòa; Thay đổi tính cách. Sa sút trí tuệ; Bệnh van tim; Chứng phình động mạch…

Chẩn đoán bệnh giang mai

Với sự phát triển của y học cũng như nghiên cứu phương pháp điều trị mới nhất hiện nay đã có các phương pháp sàng lọc giúp xét nghiệm phát hiện bệnh giang mai một cách chuẩn xác như sau:

Xét nghiệm giang mai bằng kính hiển vi trường tối

Đây là phương pháp xét nghiệm có quan sát vật lý để có thể phát hiện ra những tình trạng bệnh giang mai, xoắn khuẩn giang mai chính xác nhất. Thông thường thì phương pháp này sẽ được sử dụng ở thời gian giai đoạn đầu khi bệnh nhân mắc bệnh. Bởi ở giai đoạn đầu những xoắn khuẩn giang mai chưa tiếp xúc với máu của người bệnh. Chính vì thế, hoàn toàn có thể phát hiện được đúng bệnh khi xét nghiệm nhìn và quan sát trên ống kính hiển vi trường tối. với những mẫu phần lở loét trên bộ phận sinh dục của người bệnh. 

Hình thức xét nghiệm giang mai bằng cách phản ứng sàng lọc RPR

Đây là một trong những hình thức xét nghiệm sàng lọc thông dụng được sử dụng. Nó là phương pháp chủ yếu được thực hiện đối với những bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở giai đoạn thứ 2. Hình thức xét nghiệm này được thực hiện theo nguyên tắc loại trừ. Đó chính là dùng cách thử kháng thể mà cơ thể sản xuất ra để chống lại nhiễm trùng. Từ đó có thể phát hiện những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh. Và có các xét nghiệm thăm dò khác để chẩn đoán chính xác bệnh giang mai. 

Phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu 

Xét nghiệm TPPA hoặc TPHA giúp xác định kháng thể đặc hiệu có trong huyết thanh bệnh nhân. Có 2 loại xét nghiệm TPHA là định tính và định lượng. Xét nghiệm định tính giúp ta chẩn đoán và sàng lọc lâm sàng các trường hợp bị giang mai. Nếu định tính dương tính, bệnh nhân nên được chỉ định tiếp xét nghiệm định lượng để có thể theo dõi hiệu quả điều trị.

Cách điều trị bệnh giang mai

Cách chữa bệnh giang mai chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt xoắn khuẩn Treponema pallidum. Kháng sinh được bác sĩ kê đơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh và giai đoạn phát triển nặng hay nhẹ của bệnh.

Bệnh nhân cần chú ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bằng thuốc. Dùng đúng thuốc, đủ liều, trong thời gian quy định.

Chú ý: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt xoắn khuẩn nhưng không thể khắc phục các biến chứng của bệnh đã phát sinh. Vậy nên, người bệnh cần chữa bệnh giang mai sớm là rất cần thiết. Điều trị bệnh giang mai bằng liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào.

Liệu pháp cân bằng miễn dịch là một phương pháp điều trị bệnh giang mai kết hợp giữa thuốc và biện pháp vật lý trị liệu.

Các phương pháp ngừa ngừa bệnh giang mai

Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh khi quan hệ tình dục không an toàn. Cách tốt nhất để tránh lây truyền các bệnh qua đường tình dục. Bao gồm cả bệnh giang mai là tránh quan hệ tình dục khi chưa biết rõ về tình trạng sức khỏe của bạn tình.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể thực hiện theo một số hướng dẫn sau đây:

Bệnh giang mai có thể được trị dứt điểm bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng. Tuy nhiên, việc chữa trị có thể sẽ không phục hồi được bất cứ tổn thương nào do bệnh gây ra. Nếu bệnh không được điều trị trong một thời gian dài.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Bệnh giang mai là một bệnh lây nhiễm nguy hiểm và gây ảnh hưởng rất nhiều cho người bệnh cũng như những người xung quanh. Việc phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt là cần thiết. 

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh giang mai. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version