Site icon Medplus.vn

Giổi: Vị thuốc góp phần chữa bệnh tiêu hoá và có giá trị mỹ nghệ mà bạn chưa biết

Giổi

Giổi

A. Thông tin về Giổi

Giổi, hay còn được gọi cụ thể là Hạt giổi, Cây giổi tuỳ vào mục đích sử dụng của người mua. Giổi rất đa năng khi cả vỏ, rễ và quả, hạt đều được sử dụng phục vụ cho mục đích điều trị bệnh, hay được sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ, vật dụng sinh hoạt, công cụ,…

Tên khoa họcMagnolia balansae A. DC.

Họ: Magnoliaceae (Ngọc lan).

1. Mô tả cây

Giổi

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố:

Cây mọc hoang dại ở khắp những vùng rừng núi thuộc tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,…

Thu hái và chế biến:

3. Thành phần hoá học

Trong quả giổi có tinh dầu mùi thơm cumarin và hơi có mùi long não.

Năm 1997, Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (J. Essent. Oil. Es. 9. 119-121,Jan/Feh, 1997) đã nghiên cứu thành phần hoá học của một số bộ phận trong cây giổi (lá, thân, vỏ, thịt và nhân quả) đã thu được như sau:

B. Công dụng và liều dùng

1. Công dụng

Tại các tỉnh miền núi như Hà Tây, Hoà Bình, nhân dân, đặc biệt dân tộc Mường, thường dùng quả giã với muối dùng làm gia vị.

Ngoài ra, giổi còn được dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê thấp.

Vỏ cây dùng làm thuốc chữa sốt, ăn uống không tiêu: Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc.

2. Liều dùng

C. Chú thích thêm về giổi

Ngoài cây giổi này, nhân dân còn dùng hạt cây giổi cùng họ, cao 7-8m. Gỗ cũng được dùng đóng đồ dùng trong nhà, xây nhà cửa.

Cây giổi thơm – Tsoongiodendron odorum Chun, thuộc cùng họ, cũng cho gỗ làm nhà, đóng đồ dùng, hoa to, thơm và đẹp có thể dùng cất nước hoa, ướp chè.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version