Site icon Medplus.vn

Gout – Tất tần tật thông tin mà bạn cần biết về căn bệnh này

benh gout - Medplus

Bệnh Gout có thể xảy ra đột ngột, thường đánh thức bạn vào giữa đêm với cảm giác ngón chân cái của bạn đang bốc cháy. Khớp bị ảnh hưởng sẽ nóng và sưng tấy lên gây ra nhiều cảm giác khó chịu và đau đớn. Vậy nguyên nhân tại sao bạn là mắc bệnh Gout và điều trị như thế nào cùng Songkhoe.medplus.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm về Gout?

Gout (Gút) là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp có thể xảy ra với bất kỳ ai. Là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. Nó được đặc trưng bởi các cơn đau đột ngột, dữ dội, sưng, đỏ và đau ở khớp, thường là khớp ở gốc ngón chân cái.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh Gútt là do sự dư thừa của axit uric trong máu. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và đi qua thận vào nước tiểu của bạn. Nhưng khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận của bạn bài tiết quá ít chất này thì axit uric có thể tích tụ lại, hình thành các tinh thể urate sắc nét, cần thiết trong khớp hoặc mô xung quanh gây đau, viêm và sưng.

Bệnh Gout có nguy hiểm hay không?

Tuy những ảnh hưởng mà bệnh Gout mang lại cho người bệnh rất đau đớn và khó chịu. Nhưng nó là một bệnh lành tính và có thể chữa khỏi theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Dựa vào mức độ nghiêm trọng mà bệnh Gút được chia làm 3 giai đoạn:

Biểu hiện của bệnh Gout

Các dấu hiệu của bệnh Gútt rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm khớp khác. Dưới đây là một số dấu hiệu liên quan đến bệnh Gút:

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

Chẩn đoán bệnh Gout (Gút)

Bệnh gout thường rất khó để chẩn đoán chính xác vì các triệu chứng gần giống với các bệnh khác. Những phương pháp chẩn đoán được bác sĩ áp dụng:

Những phương pháp điều trị bệnh Gout hiệu quả

Điều trị nội khoa

  • Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm.
  • Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gout cấp.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:

  • Gout kèm biến chứng loét.
  • Bội nhiễm nốt tophi.
  • Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động.

Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Một số cách phòng ngừa bệnh Gout mà bạn nên biết

Chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp bạn phòng chống hoặc ngăn ngừa và cải thiện bệnh rất nhiều. Vì vậy, đối với người bệnh gout cần chú ý những việc sau:

Nên ăn gì?

Kiêng ăn gì?

Xem thêm: Bệnh Gout – Dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy đau đột ngột, dữ dội ở khớp, hãy gọi bác sĩ của bạn. Bệnh gout không được điều trị có thể dẫn đến đau nặng hơn và tổn thương khớp.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn bị sốt và khớp bị nóng và viêm, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Nguồn: Mayoclinic, Vinmec, Benhvien108

 

 

Exit mobile version